Đời sống

Danh tính học trò đầu tiên của Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Sau này trở thành vị vua trị vì lâu nhất

Là 1 con dân Việt Nam, chắc chắn ai cũng sẽ biết đến thông tin Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết danh tính ‘học sinh’ đầu tiên của ngôi trường này.

Theo đó, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1070 bởi vua Lý Thánh Tông (tức năm Thần Vũ thứ hai đời Thánh Tông nhà Lý). Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông đã lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau: "Mùa thu tháng 8, dựng Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học”.

Điều này cho thấy, không chỉ thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, Văn Miếu còn có chức năng là 1 trường học hoàng gia. Học trò đầu tiên của ‘ngôi trường’ này chính là Thái tử Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông) - con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan (lúc đó mới 5 tuổi.). Sau này Lý Nhân Tông cũng trở thành nhà vua có thời gian trị vì lâu nhất lịch sử với thời gian 55 năm và là một trong những ông vua thành công nhất lịch sử Việt Nam.

Vua Lý Nhân Tông 

Mục đích ban đầu của ngôi trường chỉ là dành riêng cho các con vua và các bậc quyền quý. "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng nguyên niên (thứ nhất), tháng 4...lập nhà Quốc Tử Giám, tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó" - trích theo Việt sử Thông giám cương mục. Đến năm 1156,  Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Dù các hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng những ảnh hưởng của Nho Giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến việc mở Văn Miếu (1070) và Quốc Tử giám (1076) cũng như việc tổ chức khoa thi để chọn các người hiền tài có xuất thân không phải là quý tộc. 

Theo đó, khoa thi đầu tiên của Trường Quốc Tử Giám được mở vào năm 1075 với Lê Văn Thịnh là  Trạng nguyên đầu tiên. Ở thời đó, thể chế chính trị đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng, cai trị dựa trên pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Việc chọn Đại La làm kinh đô và đổi tên là thành Thăng Long của nhà Lý đã đánh dấu mốc cho sự cai trị dựa trên sức mạnh kinh tế cũng như lòng dân, khác hẳn với sức mặt quân sự để phòng thủ như các triều đại khác. Triều đại nhà Lý có nền văn hiến rực rỡ nhờ những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,... 

 

Thầy giáo Việt Nam duy nhất được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới: Dạy học cho vua!

Chỉ duy nhất 1 nhân vật làm nghề giáo được mệnh danh là ‘Người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc’ trong danh sách 6 danh nhân Việt Nam được UNESCO vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới.