Đời sống

Ngôi làng đổi đời, có nhà lầu xe hơi nhờ buôn 1 thứ bỏ đi của của con người: Nói ngoại ngữ như gió!

 


Thành lập cả hiệp hội, xuất khẩu đi nước ngoài 

Cách đây 2 thập kỷ, làng Đông Bích thuộc xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh Là một xã rất nghèo. Nghề nghiệp chính chủ yếu là đi mua phế liệu, nhưng đời sống cũng không phát triển thêm. Từ năm 1996, những người đầu tiên tìm đến con đường thu mua tóc, dần dần ngày càng phát triển kéo theo cơ số người bỏ lúa, bỏ khoai để đi buôn tóc. Dần dần buôn tóc thành nghề của cả xã và phát triển mạnh nhất vào những năm 1998 – 2000 và kéo dài đến tận bây giờ. 

screenshot-1517-1687709517.jpg
 


Tự hào chia sẻ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Bí thư chi bộ làng Đông Bích) hào hứng chỉ tay về những biệt thự quanh làng nói: “Toàn là biệt thự, ô tô có được nhờ tóc mà ra. Đây chỉ là phần nổi, còn họ có bao nhiêu tiền thì chỉ họ mới biết được. Tỷ phú ở thôn này rất trẻ, đa số 8X, thậm chí có những cháu 9X cũng trở thành tỷ phú nghề tóc. Cuộc sống bây giờ của người dân cứ như trong mơ, không thể tưởng tượng được". 

Thậm chí, người đứng đầu của làng Đông Bích này còn lấy dẫn chứng cụ thể ngay trong gia đình của mình. Đó là nhà ông có 3 người con trai đều đi theo nghề tóc này, có người là công chức ổn định rồi cũng bỏ về buôn tóc. 

Không chỉ kinh doanh bó hẹp trong phạm vi trong nước, nhiều cơ sở thu mua tóc của làng Đông Bích hiện tại còn còn mở đại lý bên Thái Lan, vươn sang cả thị trường Trung Quốc, Châu  u, Mỹ mở cửa hàng kinh doanh tóc cho tiện giao dịch. Hơn nữa, để thuyết phục khách hàng dễ dàng nhất hầu hết người buôn tóc đều có vốn ngoại ngữ kha khá, giao tiếp với người nước ngoài không cần phiên dịch.


Ngoài ra, xã Đông Thọ để vừa giao lưu, vừa bảo vệ quyền lợi của các hộ kinh doanh trên địa bàn còn thành lập cả câu lạc bộ Nữ doanh nhân buôn tóc dài. 

Chia sẻ với báo chí, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Đông Bích- bà Nghiêm Thị Lan đồng thời cũng một trong những người thành công nhất trong nghề buôn tóc cho biết, cuộc sống gia đình bà đã bước sang một trang mới, cả 4 đứa con của bà đều làm nghề tóc.

screenshot-1516-1687709517.jpg
 

“Theo nghề tóc được 20 năm nay, đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, giờ con cái tôi cũng làm nhưng không đi mua mà làm đại lý thu mua tóc, sau đó phân loại xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Mỹ để sản xuất tóc giả, tóc phục trang cho các diễn viên, nghệ sĩ”, bà Lan chia sẻ.


Theo bà Lan, sở dĩ sản phẩm của Việt Nam rất được ưa chuộng vì chất tóc của phụ nữ Việt rất khoẻ, dài, óng mượt. Đặc biệt ở các vùng cao như Sơn La, Điện Biên hay vùng dân tộc miền Trung lại cho chất lượng tuyệt đối. Do vậy, cung đang không đủ cầu, bao nhiêu cũng được tiêu thụ hết.

“Lên đời” cho tóc 

Tuy nhiên, để biến một nghề đơn giản nâng tầm xuyên biên giới thì công việc không chỉ dừng lại ở việc thu mua. Theo như tìm hiểu, nếu muốn bán được giá cao, cánh lái buôn còn phải “lên đời” cho từng lọn tóc.

screenshot-1518-1687709517.jpg
 


Cụ thể, ở những bước đầu, ngay khi thu mua xong phải bắt tay vào phân loại tóc, rồi sau đó chỉnh trang lại cho tóc thẳng theo từng công đoạn: gội, duỗi, chải tóc và hong khô.


Theo như bà Lan - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Đông Bích giới thiệu, tóc chủ yếu được phân làm 2 loại: tóc cái và tóc tỉa. Việc định giá một bộ tóc sẽ còn phải cộng thêm các tiêu chí như độ dài, cân nặng và độ mượt, nhưng đắt nhất vẫn là tóc cái. Tuy nhiên, giá cá cụ thể như thế nào vẫn còn là một bí mật bởi người làng Đông Bích cho rằng đây là bí mật kinh doanh nếu nói ra việc đi mua sẽ rất khó. 

screenshot-1519-1687709517.jpg
 


Thoạt nhìn thấy rằng nghề buôn tóc đem lại thu nhập cao, giúp cho người dân thay da đổi thịt. Thế nhưng, phải thật sự đi sâu vào tìm hiểu mới thấy được sự vất vả của những người đã gắn bó với thương trường này. Đó là những ngày ăn nhờ, ở trọ, rong ruổi ngược xuôi để lượm nhặt từng cụm tóc rối, rồi lại bắt tay vào giũ tóc kiếm cơm.

 

Kỳ dị ngôi làng con gái không theo họ Cha: Đi xin việc khiến cán bộ phải đau đầu vì luật lệ này!

Tục lệ lạ lùng đi ngược lại với quy luật ở một ngôi làng giữa thủ đô hiện đại đã khiến cho người dân gặp không ít phiền toái và làm làng So trở thành làng có nhiều họ nhất cả nước!