Đời sống

Kỳ dị ngôi làng con gái không theo họ Cha: Đi xin việc khiến cán bộ phải đau đầu vì luật lệ này!

 

Về mặt hành chính và địa lý, Làng So nằm trên địa giới hành chính của 2 xã: Cộng Hòa và Tân Hòa của huyện Quốc Oai, Hà Nội. Thế nhưng, điều kỳ lạ là phong tục con gái không mang họ bố chỉ xảy ra tại những dòng họ sinh sống ở làng So phía xã Cộng Hòa.

Chuỗi rắc rối liên tiếp vì phong tục kỳ quặc

Theo như chia sẻ của những cán bộ làm việc tại trụ sở của xã Cộng Hòa (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) thời gian vừa qua, chính quyền xã đã liên tục tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu đổi họ cho các hộ gia đình trên địa bàn. 

screenshot-1506-1687682987.jpg
 


Đại diện cán bộ tư pháp xã - ông Hoàng Tùng Bách chia sẻ: “Nhìn vào giấy khai sinh, các cô con gái ở làng này không mang họ bố, cũng không theo họ mẹ. Như bố họ Vương, mẹ họ Sỹ, con lại là họ Đắc; bố họ Nguyễn, con lại họ Trí... Khi các cháu còn nhỏ ở làng thì không sao, nhưng khi lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình... cần kê khai lý lịch thì hay bị hỏi han, thậm chí yêu cầu xác minh lại từ chính quyền địa phương. Thấy rắc rối, phiền toái, nên những năm gần đây, rất nhiều hộ gia đình đã xin đổi họ cho con”, ông Bách nói.

Ngay trong thời điểm tiếp đón đoàn báo chí tới phỏng vấn, cán bộ tư pháp xã ừa tranh thủ hoàn tất bộ hồ sơ đổi họ cho chị Bá Thị Son (SN 1993, ở xóm Ngang, làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai).

“Bố đẻ cháu Son là anh Nguyễn Bá Hải. Như phần đông các cháu gái sinh ở làng So này, khi chào đời, bố mẹ cháu Son lấy tên đệm của anh Hải làm khai sinh cho cháu là Bá Thị Son. Nhưng khi đi xin việc, cháu gặp khó khăn, rắc rối vì cứ phải giải thích, trình bày việc không cùng họ với bố. Có chỗ còn không chấp thuận lý lịch của cháu vì cho rằng khai nhầm lẫn, không chính xác và yêu cầu cháu về xã xin xác nhận cha - con ruột. Vì vậy, cháu có nguyện vọng xin đổi họ và xã đang làm hồ sơ đổi lại họ tên cháu thành Nguyễn Thị Son”, ông Bách giải thích.

screenshot-1507-1687682987.jpg
 

Để xác thực, đoàn phóng viên đã phỏng vấn thêm một giáo viên trường mầm non Cộng Hòa. Cô giáo này cho biết chị  thường gặp rắc rối với họ của mình. Cụ thể, bố chị họ Nguyễn, nhưng chị lấy họ theo tên đệm của cha. Hồi còn ở trong làng thì chưa xảy ra vấn đề gì, cho đến khi chị bắt đầu ra trường và đi làm. Hầu hết các cơ quan không chấp nhận hồ sơ của chị, cho rằng chị là con nuôi, họ không trùng với bố hoặc mẹ ruột. Không ít lần, chị phải về tận xã xin giấy xác nhận do phong tục đặt tên của địa phương rất tốn thời gian.


Một làng nhỏ nhưng đủ các họ “hiếm có trên đời” 

Tìm về những người già nhất làng So để hỏi vì sao có tục lệ này nhưng đa số mọi người đều khẳng định không biết cụ thể thời gian là bao giờ mà chỉ biết sinh ra đã có. 
“Dòng họ nhà tôi ở làng So là dòng họ to nhất, họ Vương Đắc. Nếu là con trai thì sẽ được đặt tên là Vương Đắc… còn là con gái thì đặt tên Đắc Thị… tục lệ này có từ đời xưa, đời này truyền đời kia, cứ thế mà đặt”, cụ Đắc Thị Khuyên (83 tuổi, ở thôn 6, làng So, xã Cộng Hòa) cho hay. 

Tiếp tục đến thôn 2, xóm Thọ, làng So, xã Cộng Hòa tìm gặp cụ Trợ nhưng cũng chỉ nhận câu trả lời tương tự. Đây chính là tục lệ từ ngàn xưa của làng, bố của cụ họ Vương Xuân, nên tên cụ được đặt theo tên đệm “Xuân” của bố nên là Xuân Thị Trợ.

screenshot-1508-1687682987.jpg
 

“Do đặt theo tên đệm của bố, nên làng có nhiều họ độc, lạ, không giống các nơi khác và cũng rất đa dạng. Từ đó, nảy sinh những chuyện khá buồn cười, như có nhà bố là Nguyễn Văn, đặt tên con gái là Văn Thị. Nhưng nhà khác bố là Vương Văn, thì con gái cũng là Văn Thị. Một cô con gái nhà họ Nguyễn, một cô con gái nhà họ Vương, nhưng ra ngoài ai cũng ngỡ các cô ấy chung họ Văn”, cụ Trợ cho hay.

Vậy nên, có lẽ đây chính là câu trả lời cho việc tại vì sao một làng nhỏ như làng So mà lại hội tụ vô số nhiều họ, với đủ các họ “hiếm có trên đời” như họ Đắc, Đình, Sỹ, Tri, Ngọc, Văn, Tiếp... đến Doãn, Quế, Danh, Hữu, Khắc…

Trăn trở về vấn đề này rất lâu ông Hoàng Tùng Bách, cán bộ tư pháp tại làng So đã dành thời gian để tuyên truyền, vận động người dân từ bỏ hủ tục đi ngược lại với quy luật thông thường này. Nhưng chỉ nhận lại được phản ứng: “Con tôi, tôi thích đặt tên thế nào thì đặt, xã không có quyền can thiệp”. Chủ tịch UBND xã giải thích, ông bố này cũng không nghe, mà còn lên tận Phòng Tư pháp huyện Quốc Oai phản ánh. Sau được huyện giải thích, thì người này mới chịu đặt tên con theo họ cha”, ông Bách kể.

Ngay đến chính trong gia đình của vị Phó chủ tịch UBND xã Cộng Hòa - ông Vương Đắc Lập, cũng vẫn tồn tại hủ tục này. Cụ thể người con trai là Vương Đắc Lập, con gái là Đắc Thị Hoa. Vị quan chức này thừa nhận đây là tục lệ khiến cho nhiều trường hợp người làng So ra ngoài, khai tên cha mình nhưng lại không được công nhận dẫn đến những rắc rối không đáng có. 

“Thực tế, ở xã Cộng Hòa có con em đi xuất khẩu lao động thì đều phải quay lại xã để có giấy xác nhận rằng đó là bố con ruột. Vì vậy, những năm gần đây, khi các cháu sinh ra thì ngay từ khi làm khai sinh, trên địa bàn UBND xã cũng đã thống nhất vận động, tuyên truyền để các con mang họ bố hoặc họ mẹ để tránh rắc rối cho các con về sau. Đa phần người dân đều đồng thuận với chủ trương này, còn một số người khăng khăng muốn giữ tập tục đặt họ cho con theo tên đệm của bố, thì xã cũng không có quyền can thiệp”, ông Lập cho hay.

 

Làng đồng nát giàu nhất Việt Nam ở Nghệ An: Toàn tỷ phú 22 tuổi, biệt thự mọc như nấm nhờ bí kíp này

Ở Nghệ An, có một ngôi làng được mệnh danh là “làng tỷ phú”, "làng biệt thự” trong hàng chục năm trở lại đây vì cả làng đều làm 1 ngành nghề đặc biệt.