Khoa học thưởng thức

Chi phí thực tế của Tam Hiệp - siêu đập lớn nhất hành tinh: Dân Trung Quốc đã bị lừa suốt 10 năm?

Chi phí thực tế của Tam Hiệp - siêu đập lớn nhất hành tinh: Dân Trung Quốc đã bị lừa suốt 10 năm?

Dự án xây dựng khổng lồ này bắt Đập Thủy Điện Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh chặn dòng sông  Dương Tử (sông dài thứ ba trên thế giới) tại Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bắt đầu vào năm 1994 và hoàn thành vào năm 2009. 

Đây là con đập thủy điện với những con số khổng lồ, lập kỷ lục thế giới như:  hồ chứa rộng nhất trải dài 610 km2, đập xây dựng bằng bê tông và thép có chiều cao 181m, công suất lắp đặt 18.2GW,Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1045 km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỷ tấn.

Mặc dù có sản sinh công suất điện cực lớn, công trình thủy điện này đã vướng phải những tranh cãi nảy lửa trước khi khởi công và sau khi hoạt động khi gây ra những hệ lụy về xã hội, hệ sinh thái và môi trường.

Chi phí thật sự của đập Tam Hiệp

Theo dự kiến ban đầu, dự án này sẽ tiêu tốn khoảng 25 tỷ USD tiền ngân sách và cho rằng dự án này có thể tự trang trải nhờ phát điện. Tuy nhiên, sau khi công trình này được hoàn thành, Tân Hoa Xã cho hay nếu bao gồm tái định cư 1,3 triệu người xung quanh khu vực phải di dời thì chi phí xây đập lên đến mức 37,23 tỷ USD. Mặc dù đây là một con số khổng lồ nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về số tiền mà trung quốc thực sự đã chi ra để xây dựng siêu đập lớn nhất hành tinh. 

Người ta cho rằng dự án này đã ngốn một khoản tiền nhiều hơn bất kỳ dự án nào trong lịch sử. Con số chi phí với ước tính lên đến khoảng 75 tỷ đô hoặc cao hơn. Thậm chí con số ước tính này còn chưa bao gồm các khoản tham nhũng, hủy diệt đất trồng trọt, tái định cư dân chúng cũng như các tổn hại gây ra cho môi trường.

Người dân tổn thất nặng nề

Mức phí xây đập Tam Hiệp còn dấy lên làn sóng phẫn nộ bởi lẽ con đập này được xây lên để phục vụ lợi ích của các nhà nông nghiệp phần bờ phía đông (có nhu cầu cao về điện năng). Tuy nhiên phần chịu tổn thất lại là hàng triệu người dân làm nghề nông khi họ đã bị đưa ra khỏi vùng đất trồng trọt chủ yếu.Tình hình lại càng trở nên xấu hơn khi việc đền bù tái định cư không hợp lý, không thể ước tính được số người tái định cư cũng như các khu đất mới của người dân nhận được là xấu hơn rất nhiều.

 

Bài học xương máu từ đập Tam Hiệp - siêu đập lớn nhất hành tinh: Trung Quốc không thể sửa sai?

(Techz.vn) Những hiểm họa tiềm ẩn của siêu đập lớn nhất hành tinh - đập Tam Hiệp đưa ra bài học nhãn tiền cho giới chức trách.