Đập Tam Hiệp - thủ phạm làm chết khô hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, làm biến đổi khí hậu
- Phát hiện mới: Người dùng iOS xem phim khiêu dâm nhiều hơn Android
- Phát tán video khiêu dâm của Ngân 98 sẽ bị đi tù?
- Chuyện tình cổ tích của ngôi sao phim khiêu dâm Maria Ozawa và 'hoàng tử' Philippines
- Cách xem phim khiêu dâm ở trên thế giới: Quét khuôn mặt để đăng nhập, phạt nặng hơn Việt Nam
Hiện tại, hồ Poyang đang ở mức cạn thấp nhất, đến nỗi người dân nơi đây có thể di chuyển, đi lại dưới đáy hồ bằng các phương tiện của họ như xe đạp, xe máy. Thậm chí, đây còn là nơi họ thu thập những đồng xu để đem bán.
Ngày trước, hồ Poyang – một địa danh tỉnh Giang Tây đã từng thu hút nhiều khách du lịch diện tích mặt hồ lên tới 4.000km2 vào mùa mưa và 1.000km2 vào mùa khô. Ngày nay, hồ nước ngọt này đứng trước nguy cơ biến thành đồng cỏ khô cằn.
Chính phủ Trung Quốc đã đưa lệnh cấm bắt cá quanh khu vực hồ Poyang bởi các ngư dân nơi đây bị cáo buộc gây ra những vấn đề môi trường xung quanh hồ. Tuy nhiên, ông Fan nói rằng ông và 100.000 cư dân khác bị cáo buộc bất công: “Những nguồn thu nhập chính của chúng tôi đã biến mất. Chúng tôi không còn gì cả. Thành thực mà nói, chúng tôi không được phép thu thập những đồng xu cổ bởi đó là tài sản của nhà nước. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ”
Theo Chính phủ, do hoạt động đánh bắt cá quá đà, “quả thận lọc nước” của Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng các loài cá. Thế nhưng, ngư dân cho việc tổn hại nghiêm trọng của hồ Poyang lại đến từ đập Tam Hiệp.
Các ngư dân phàn nàn: "Đập Tam Hiệp đang chặn đứng mọi nguồn nước. Mùa đông nào cũng cạn nước, nhưng năm nay hạn hán đã nghiêm trọng tới mức kỉ lục".
Tuy nhiên, theo giáo sư tại Đại học Alabama David Shankman sau khi nghiên cứu đã chỉ ra, nạn khai thác cát mới là nguyên nhân của mọi vấn đề bởi lẽ "Việc khai thác cát đã khiến nước thoát đi nhanh hơn, nhiều hơn ở vùng phía bắc của hồ".
Khai thác cát không chỉ gây khó khăn cho việc đánh bắt cá mà còn hủy hoại hệ sinh thái dưới hồ. Dù chính quyền địa phương Trung Quốc đã có chính sách hạn chế, hoạt động này chưa thể chấm dứt ngay. Song song với việc khắc phục hệ quả môi trường trên sông Trường Giang, việc hồi sinh hồ Poyang là một bước quan trọng.
Bất chấp mọi nỗ lực, các chuyên gia cho rừng khó có thể đảo ngược tình thế. "Mọi thứ đã thay đổi đáng kể. Lượng nước trong hồ, trong sông Trường Giang đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người," ông Shankman nói.
Các thủy điện Trung Quốc xây dựng tại nước ngoài xuất hiện những 'vết nứt' khổng lồ
(Techz.vn) Khi bị hỏi đến những vấn đề liên quan đến nguyên tắc xây dựng đập thủy điện, các nhà thầu Trung Quốc đã phủi trách nhiệm và đổ tại chính quyền địa phương...