Siêu đập Tam Hiệp lớn nhất thế giới, mỗi ngày kiếm được bao nhiêu mà mệnh danh là ‘cỗ máy in tiền'?
Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới từng được xây dựng. Khi bắt đầu xây dựng vào năm 1994, đập thuỷ điện được thiết kế không chỉ để tạo ra điện nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc mà còn để chế ngự con sông dài nhất nước này, bảo vệ hàng triệu người khỏi lũ lụt như một biểu tượng của sức mạnh công nghệ, trở thành điểm nóng của niềm tự hào dân tộc của Trung Quốc.
Ban đầu, toàn bộ dự án trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (28,6 tỷ USD), mất gần hai thập kỷ xây dựng và buộc hơn một triệu người phải di dời dọc sông Dương Tử.
Tháng 6 năm 2003, Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp chính thức bắt đầu phát điện tích trữ, chỉ riêng trong năm đó đã đóng góp đủ 550.000 kW phát điện, việc khởi động phát điện ban đầu suôn sẻ đã khiến các dự án đập Tam Hiệp sau này trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Năm 2009, Trạm thủy điện Tam Hiệp hoàn thành việc xây dựng tổng thể con đập. Đến cuối năm 2017, tổng sản lượng điện của đập Tam Hiệp chiếm khoảng 1/6 tổng sản lượng cả nước, rất ấn tượng. Tính từ thời điểm này đập Tam Hiệp đã thực sự trở thành ‘cỗ máy in tiền’ của Trung Quốc.
Là công trình thủy lợi, đập Tam Hiệp không chỉ phải đảm nhận nhiệm vụ phát điện mà còn đảm nhận nhiệm vụ thu ngân sách. Vậy doanh thu của đập Tam Hiệp là bao nhiêu? Đập Tam Hiệp đã tạo ra khối tài sản hơn 200 tỷ nhân dân tệ, tính dựa trên hóa đơn tiền điện vào thời điểm đó, nếu tính dựa trên tổng mức đầu tư được công bố vào năm 2013, đập Tam Hiệp đã thu hồi toàn bộ chi phí đầu tư chỉ trong 5 năm .
Sau khi hóa đơn tiền điện tăng, Đập Tam Hiệp tạo ra doanh thu hơn 100 triệu nhân dân tệ mỗi ngày, tương đương với thu nhập mà hơn chục máy in tiền lớn làm việc ngày đêm có thể kiếm được ( tương đương hơn 346 tỷ đồng)
Đập Tam Hiệp là một trong những dự án quốc gia lớn nhất và hiệu quả nhất kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Sau khi xây dựng, vai trò chính của Đập Tam Hiệp được thể hiện ở ba khía cạnh: Ngoài doanh thu và chi tiêu phát điện thông thường, còn Đập Tam Hiệp cũng tạo ra một khoản thu nhập khác khi trở thành một trong những danh lam thắng cảnh cấp 5a đầu tiên trong cả nước, và giá vé lên tới 105 nhân dân tệ (gần 400.000 đồng).
Đập Tam Hiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của toàn Trung Quốc, nhiều chuyên gia thủy lợi nước ngoài chỉ ra rằng đập Tam Hiệp sẽ chỉ được sử dụng trong khoảng 50 năm do áp lực quá lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo tồn Trung Quốc đã chỉ rõ rằng dựa trên áp lực hiện tại và vật liệu sử dụng trong đập Tam Hiệp, thời gian sử dụng của đập Tam Hiệp có thể ít nhất là 100 năm, chưa tính đến việc tăng cường tiếp theo. Đập Tam Hiệp hiện nay vẫn đang tiếp tục đóng góp thêm nguồn thu lớn cho đất nước tỷ dân.
Nguồn:Sohu