Đời sống

Cây cầu đáng kinh ngạc nhất thế giới: Không sử dụng thanh thép và xi măng, dùng 500 năm nhưng càng ngày càng bền

Cây cầu đáng kinh ngạc nhất thế giới: Không sử dụng thanh thép và xi măng, dùng 500 năm nhưng càng ngày càng bền


Trong muôn vàn cây cầu có kiến trúc đặc biệt ở trên thế giới, Ấn Độ sở hữu một cây cầu đã  trải qua 500 năm mưa gió mà vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian. Điều đáng nói là cây cầu này không hề được làm từ xi măng hay cốt thép nhưng lại được đánh giá lại càng chắc 

Những cây cầu bằng rễ cây ở Ấn Độ được chứng minh là bền hơn cả những cây cầu hiện đại được làm bằng thép và sắt.

Cây cầu này được xây dựng ở Cherrapunji, một địa điểm thuộc cao nguyên Meghalaya, đông bắc Ấn Độ. 

Ấn Độ vốn dĩ là đất nước có nhiều sông ngòi, khí hậu nóng ẩm, đặc biệt là mưa nhiều. Việc xây dựng một cây cầu ở vùng khí hậu nhiệt đới vô cùng khó khăn nhưng điều đáng ngạc nhiên là cây cầu này không sử dụng các thanh thép và bê tông thông thông thường mà cây cầu này chỉ đơn giản được ‘trồng’ lên.

screenshot-2943-1698982932.jpg
 

Từ hơn 500 trước, những người Ấn Độ đã phát hiện hai bên bờ sông có nhiều cây tươi tốt, đặc biệt là những cây có nhiều cành lá, bộ rễ phát triển - là điểm tựa để cố định cây cầu vào bờ sông.

Sau đó, ở hai bên bờ sông, người ta đã dẫn rễ cây sang bờ đối diện rồi, quấn quanh những tấm ván gỗ. Sau hàng chục năm phát triển, rễ cây vượt qua dòng sông nối liền hai bờ, dần dần trở thành hình dáng của một cây cầu. Có thể thấy, người Ấn Độ dường như đã “trồng” cây cầu này từng chút một.

screenshot-2942-1698982932.jpg
 

Theo đó, cầu cây rễ bắc qua ông và khe núi ở cao nguyên Meghalaya của Ấn Độ, giúp kết nối các ngôi làng và tất cả chúng đều được tạo thành từ rễ của cùng một loại cây Ficus elastica hay còn gọi là cây cao su.

Khác với những cây cầu làm bằng gỗ và tre khác, chiếc cầu này không dễ bị cuốn trôi hay mục nát. Lý do là vì các rễ cây sinh trưởng, tiêu biến và rồi lại tái sinh.

screenshot-2941-1698982932.jpg
 

Người dân địa phương đã cố gắng tạo nên cũng như duy trì sự phát triển của rễ cây này từ đời này sang đời khác.

Ngày nay, cây cầu gỗ này vẫn còn nguyên vẹn và thậm chí còn vững chắc hơn trước. Theo người dân địa phương, loại cầu này có thể chịu được sức nặng của 50 người. Ở Ấn Độ có rất nhiều cây cầu như thế này, nhưng đây là cây cầu gỗ là lâu đời nhất khi đã được sử dụng trong 500 năm và ngày càng trở nên vững chắc hơn.

screenshot-2943-1698982932.jpg
 

Những cây cầu này đã thu hút khách du lịch và có tới 2.000 khách tham quan mỗi ngày.

Nguồn:Sohu

 

Einstein từng tuyên bố: Nếu sinh vật này tuyệt chủng, loài người sẽ chỉ còn tồn tại được thêm 4 năm

Nếu động vật nhỏ bé này bị tiêu diệt thì sự tồn vong của con người cũng sẽ bị đe doạ? Bởi lẽ đây là một loại động vật nắm vai trò lớn trong sự cân bằng sinh thái.