Đời sống

Hai người đàn ông đào giếng, vớ được 'nồi đất' chứa kho báu 10.000 tỷ, cả làng lao vào tranh nhau

Hai người đàn ông đào giếng, vớ được 'nồi đất' chứa kho báu 10.000 tỷ, cả làng lao vào tranh nhau

Đây là sự việc diễn ra vào mùa hè năm 1974 khi Tôn Bổn Lợi, ở huyện Phù Câu, thuộc thị Chu Khẩu, Hà Nam, Trung Quốc đã đào một hố vôi trong trang trại nhà mình vì muốn sửa nhà. Đáng nói, khi đang đào thì ông và người hàng xóm là Triệu Căn Vượng nghe thấy tiếng động lớn, hóa ra là tiếng xẻng va vào vật cứng dưới lòng đất.

Sau đó, họ đã đào lên và phát hiện đó là cái nồi bằng đồng rồi nhanh chóng đen về nhà. Đáng nói, trên đường về, Tôn Bổn Lợi làm cái nồi rơi vỡ thành 4 đến 5 mảnh.

Nhưng trong nồi lại có vàng rơi ra trong sự ngỡ ngàng của cả hai người. Thấy vậy, họ quay lại hố đang đào dở và tìm thấy cái nồi đồng thứ 2 nhưng bên trong không có vàng mà lại chứa nhiều vật thể giống cái thìa.

Tin tức này ngay lập tức lan truyền khắp làng khiến nhiều người quá khích lao vào cướp số vàng. Điều này khiến Bổn Lợi và Triệu Căn Vượng báo lại cho chính quyền. Dù loa phát thanh đã yêu cầu người dân phải bảo vệ di tích văn hóa nhưng không ai đến trả lại vàng.

Sau đó, giới chức phải đến từng nhà để thu hồi với tổng cộng 392 miếng vàng cùng một số di vật văn hóa. 2 món cổ vật hình cái thìa đã bị nấu chảy nên không thể giao nộp.

Sau khi được các chuyên gia khảo cổ xuống  kiểm định kỹ càng thì xác định những nồi đồng và vàng đều là từ thời Chiến quốc. Những chiếc nồi thực chất là những cái lư hương cổ bằng đồng xanh và đều là bảo vật quý hiếm và được cho rằng là của hoàng thất nước Sở chôn dưới đất vì không kịp quay lại lấy nên nó mới tồn tại đến ngày nay.

Về số vàng, chúng gồm có 2 loại là đồng tiền vàng và vàng thỏi, được khắc niên đại trên mặt và vô cùng có giá trị về lịch sử. Đáng nói, những cổ vật hình thìa mới có giá trị lớn hơn khi chúng là loại tiền đặc biệt của nước sở với nguyên liệu làm bằng bạc - loại vật liệu quý nhất thời bấy giờ. Loại tiền này cũng có kỹ thuật đúc tinh xảo nhất thời gian bấy giờ.

Những đồng tiền thời Chiến quốc có giá trị cao hơn các đồng tiền thời Hán rất nhiều. Theo ước tính, tổng giá trị các món cổ vật mà Tôn Bổn Lợi tìm thấy ít nhất sẽ có giá trị 3 tỷ NDT (hơn 10.000 tỷ đồng).

 

Ngư dân vớt được cục sắt 90kg, liền bán đồng nát được 200 ngàn đồng hóa ra lại là cổ vật 1000 tỷ

Một ngư dân đã quăng lưới trúng phải cổ vật hơn ngàn năm nhưng chỉ nghĩ đó là phế liệu và bán lại nó với giá 200.000 đồng.