Đời sống

Ngư dân vớt được cục sắt 90kg, liền bán đồng nát được 200 ngàn đồng hóa ra lại là cổ vật 1000 tỷ

Ngư dân vớt được cục sắt 90kg, liền bán đồng nát được 200 ngàn đồng hóa ra lại là cổ vật 1000 tỷ

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều triều đại cùng các nền văn hóa khác nhau, Trung Quốc sở hữu nhiều di tích văn hóa không đếm xuể. Thậm chí, hiện nay ở đất nước này vẫn còn nhiều bảo vật, cổ vật đang lưu lạc trên khắp đất nước. 

Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng có kiến thức về các cổ vật nên nhiều di tích văn hóa bị phá hủy một cách vô ý. Đáng nói, còn có người biết là cổ vật nhưng vẫn cho rằng đó là đồng nát, vô giá trị.

Tình huống này đã xảy ra vào năm 1980 khi một ngư dân sống ở một ngôi làng ở Trùng Khánh đã đi thả lưới bắt cá và vớt lên được một cây cột sắt khá lớn trong tình trạng  đã gỉ sét, nặng khoảng 90kg, cao khoảng 75cm.

Đáng nói, trên thân cây cột sắt này có khác chữ nhưng ông không biết đó là gì. Sau đó, ông và con trai đã quyết định đem cột sắt về nhà. Sau khi được nhiều người ngắm nghía và không ra quyết định, người đàn ông này quyết định mang nó đến nơi thu mua phế liệu để bán nó với giá 65 NDT (hơn 200.000 đồng). Ở thời điểm đó, đây là số tiền bằng thu nhập nửa năm nên ông ngư dân là lão Trần vô cùng sung sướng. Câu chuyện này được nhiều người dân trong vùng mang ra bàn tán.

Thậm chí, sự việc còn được truyền tai đến Cục Di tích Văn hóa địa phương. Sau đó, cán bộ của cục đã tìm đến tận nhà của lão Trần nghe đầu đuôi cầu chuyện rồi lại đến trạm thu phế liệu để yêu cầu mua lại cây cột sắt. 

Người cán bộ này đã tốn nhiều công sức để đào bới đống phế liệu để tìm ra cột sắt này và chấp nhận chi 200 NDT (hơn 680.000 đồng) để mua lại.

Sau khi đem về Cục, cột sắt này đã được các chuyên gia khảo cổ xác định là một trụ sắt dùng để xây cầu từ thời Hán Vũ Đế (156 TCN - 87 TCN). Thậm chí, đây còn được đánh giá cổ vật bằng sắt hoàn chỉnh nhất với niên đại sớm nhất được ở Trung Quốc với giá trị nghiên cứu lịch sử vô cùng lớn. Theo định giá, cây cột trụ sắt này phải có giá 300 triệu NDT (hơn 1.020 tỷ đồng). Sau đó, cột trụ sắt đã được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng Tứ Xuyên. Rất may rằng cổ vật này đã thoát khỏi nguy cơ bị hủy hoại.

 

Ông nông dân nghèo quyết không bán nhà 400 tuổi, hóa ra lại có giá 2700 tỷ vì làm từ 200 tấn gỗ quý

Khăng khăng không chịu dỡ ngôi nhà từ đời tổ tiên để lại, ông cụ bất ngờ khi căn nhà được định giá gần 3000 tỷ vì được làm từ loại gỗ quý!