Đời sống

1 gia đình đào giếng trúng được khối đá quý hơn vàng, cả làng đổ xô đi làm giàu, kéo cả máy cẩu đào bới mỏ kho báu

Theo đó, sự việc xảy ra vào 9/2016 tại một ngôi làng nhỏ thuộc thành phố Rivne của Ukraine. Khi một gia đình đã đào giếng và tình cờ tìm được nhiều khối hổ phách ở dưới lòng đất.

Ảnh minh họa 

Khi biết được thông tin này, nhiều người dân trong làng đã kéo đến xem. Dù không biết lợi ích của hổ phách là gì nhưng vì biết đây là thứ có thể đổi được nhiều tiền.

Vì vậy, cả dân làng từ già tới trẻ bỗng nhiên trở nên náo nhiệt, cầm cuốc xẻng đi đào bới. Thậm chí có người còn đào mỗi ngày được 300 USD. Nghe tin, nhiều thương lái cũng đến tận nơi mua và sẵn sàng thanh toán ngay tại chỗ. Người giàu có hơn thậm chí còn thuê cả máy xúc để đào cho nhanh.

Tuy nhiên, vì dân làng đã đào bới quá mức khiến 15 hecta rừng bị tàn phá, những cánh rừng cũng phải tốn hàng trăm năm nữa mới có thể hồi sinh. Vì lý do này mà chính quyền địa phương buộc phải đưa ra lệnh cấm đào bới hổ phách vì những tàn phá đến môi trường.

Hổ Phách có tên khoa học Amber, đây là chính là loại nhựa cây hóa thạch có niên đại hàng triệu năm, được tìm thấy trong các cây cổ thụ lâu năm. Hổ phách có màu vàng như sáp ong, thậm chí có tác dụng chữa bệnh hoặc làm trang sức. Hổ Phách thậm chí được xem là loại đá quý hơn vàng.

Giá hổ phách thô rơi vào khoảng 150 nghìn rúp/kg tương đương với khoảng gần 40 triệu đồng. Giá trị của hổ phách còn phụ thuộc vào việc gia công. Những sản phẩm trang sức được làm từ hổ phách có giá rất cao.

90% hổ phách trên thế giới bắt nguồn từ Kaliningrad nằm bên bờ biển Baltic, nước Nga với tuổi đời 50 triệu năm. 

Hoạt động từ năm 1976, mỏ đá Primorsky là nơi duy nhất trên thế giới khai thác hổ phách với quy mô công nghiệp bằng mỏ lộ thiên. Trung bình 1m3 đất đá có thể có đến 2kg hổ phách.

Mùa khai thác hổ phách hiệu quả và an toàn nhất cho đến thời điểm hiện nay là cơ giới hóa thủy lực. Thời điểm mùa khai thác Hổ Phách kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10.

Quản lý Khu sơ chế Nhà máy hổ phách Kaliningradtừng tiết lộ: "Giá trị của hổ phách không chỉ phụ thuộc vào kích cỡ mà còn ở hình dạng, màu sắc. Rất nhiều sắc độ, từ trong suốt đến trắng đục, từ nâu đỏ đến đen. Có cả hổ phách chứa côn trùng, đó là những viên độc đáo được chúng tôi phân loại riêng".

 

Ngư dân vớt được cục sắt 90kg, liền bán đồng nát được 200 ngàn đồng hóa ra lại là cổ vật 1000 tỷ

Một ngư dân đã quăng lưới trúng phải cổ vật hơn ngàn năm nhưng chỉ nghĩ đó là phế liệu và bán lại nó với giá 200.000 đồng.