Top 5 loại động vật quý hiếm tưởng đã tuyệt chủng bỗng 'hồi sinh': Có loại chuột ở Lào thuộc họ đã biến mất 10 triệu năm
- Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng
- Băt gặp loài ‘chim thần’ quý hiếm đã biến mất 155 năm được ghi trong Sách đỏ, biết dùng đá đập vỡ trứng
- Động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới, có kích thước chỉ 7,7mm, có thể bật cao gấp 30 lần chiều dài cơ thế
Đơn vị phân loại Lazarus nghe có vẻ giống như một câu thần chú trong một bộ phim bom tấn nào đó nhưng thực chất đây là một cụm từ dùng để mô tả những loài từng được cho là đã tuyệt chủng và đột nhiên ‘sống lại’ . Danh sách dưới đây bao gồm 5 động vật nổi tiếng nhất được xem là ‘đã hồi sinh lại từ cõi chết'.
1.Cóc bà mụ Mallorca
Năm 1977, một nhà tự nhiên học đến thăm đảo Mallorca ở Địa Trung Hải đã phát hiện một con cóc hóa thạch được gọi là Baleaphryne muletensis. Hai năm sau, một quần thể nhỏ loài lưỡng cư này mà ngày nay có tên là cóc bà mụ Mallorca được phát hiện gần đó. Hiện nay, chỉ có hơn 1.500 cặp sinh sản trong tự nhiên vì sự săn mồi của các động vật hoang dã.
Cóc bà mụ Majorcan được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế hay còn gọi là sách đỏ thế giới liệt vào danh sách "có nguy cơ tuyệt chủng" kể từ năm 2020. Một chương trình nhân giống loài này ở Mallorca đã được tiến hành với mục đích tăng số lượng cá thể.
2. Lợn peccary Gran Chaco
Trong Kỷ nguyên Kainozoi, thú mỏ vịt - loài động vật có vú ăn thực vật nặng 45kg có họ hàng với loài lợn, xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên loại này đã đã biến mất vào cuối Kỷ băng hà cuối cùng vào 11.000 năm trước. Một chi của họ này là Catagonus có hóa thạch được phát hiện ở Argentina vào năm 1930. Người ta cho rằng loài động vật này cũng đã tuyệt chủng hàng nghìn năm.
Điều ngạc nhiên là vào năm 1970, một quần thể lợn Peccary Chacoan ( Catagonus wagneri ) được phát hiện còn tồn tại. Trớ trêu thay, người dân bản địa vùng Chaco đã biết đến loài động vật này từ lâu và phải mất nhiều thời gian sau đó khoa học phương Tây mới bắt kịp. Loài Peccary chacoan được liệt kê là "có nguy cơ tuyệt chủng" trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN.
3. Chuột núi Lào
Nếu là một chuyên gia, chỉ cần nhìn vào loài chuột núi Lào ( Laonastes aenigmamus ) là có thể nhận ra rằng nó khác với mọi loài gặm nhấm khác trên Trái đất. Kể từ khi được công bố phát hiện vào năm 2005, các nhà tự nhiên học đã suy đoán rằng chuột đá Lào thuộc họ chuột Diatomyidae, được cho là đã tuyệt chủng hơn 10 triệu năm trước.
Điều này khiến giới khoa học ngạc nhiên nhưng với những người dân bản địa của Lào thì lại cho rằng loài động vật này đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ, mẫu vật đầu tiên được xác định được rao bán ở chợ thịt . Loài này không được coi là có nguy cơ tuyệt chủng và được IUCN liệt vào danh sách "ít quan tâm".
4. Thằn lằn da khủng bố (Terror Skink)
Không phải tất cả các loài Lazarus được cho là đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước. Một trong số đó có những loài từng chỉ biến mất chỉ vài thế kỷ hoặc nhiều thập kỷ trước. Loài thằn lằn Terror Skink là một ví dụ điển hình. Mẫu hóa thạch của loài thằn lằn dài 20 inch (50.8 cm) này được khai quật vào năm 1867 trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển New Calendonia ở Thái Bình Dương.
Hơn một thế kỷ sau, vào đầu những năm 1990, một mẫu vật sống được phát hiện bởi một đoàn thám hiểm bảo tàng Pháp. Thằn lằn da khủng bố ((Phoboscincus bocourti ) có tên như vậy vì nó là loài ăn thịt hơn bất kỳ các loài thằn lằn khác. Vì vậy mà loài này có những chiếc răng dài, sắc và cong hoàn hảo để tóm lấy con mồi. Loài thằn lằn khủng bố này được IUCN liệt vào danh sách "có nguy cơ tuyệt chủng".
5. Loài kiến Gracilidris
Trên thế giới, có hơn 10.000 loài kiến khác nhau. Tuy nhiên có thể có những loài kiến còn chưa được phát hiện bởi khả năng ẩn nấp của chúng.
Vào năm 2006, sau khi được cho là đã tuyệt chủng trong hơn 15 triệu năm, quần thể của chi kiến Gracilidris đã được phát hiện trên khắp Nam Mỹ. Trước đó, mẫu hóa thạch duy nhất được biết đến là một con kiến được bọc trong hổ phách.
Lý do khiến loài kiến này lâu mới bị phát hiện là do nó chỉ ra ngoài vào ban đêm và sống thành từng đàn nhỏ chôn sâu trong lòng đất. Loài kiến này chưa được IUCN liệt kê.
Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng
Loại chim xuất hiện ở Việt Nam được liệt trong sách đỏ thế giới nay đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cần được chung sức bảo vệ!