Đời sống

Nơi nguy hiểm nhất thế giới từ 100 triệu năm trước vẫn tồn tại đến ngày nay, nhắc tên ai cũng biết

Nơi nguy hiểm nhất thế giới từ 100 triệu năm trước vẫn tồn tại đến ngày nay, nhắc tên ai cũng biết

Nơi từng là địa điểm nguy hiểm nhất thế giới từ 100 triệu năm trước nay trở thành vùng đất nóng nhất thế giới, con người không thể sinh sống ở đây.

Thời gian và địa điểm nguy hiểm nhất trên Trái Đất được một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế nghiên cứu, xác định là vùng Sahara cách đây 100 triệu năm. Khi đó, Sahara không phải là sa mạc cát nóng bỏng như mà là một khu rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt, tràn đầy sự sống với vô số loài sinh vật khổng lồ và nguy hiểm. 

sahara6
Sahara ngày nay
sahara1
Ảnh minh họa

Người đứng đầu nghiên cứu trên là Tiến sĩ Nizar Ibrahim đến từ Đại học Detroit Mercy đã khẳng định rằng "một nhà du hành thời gian của con người sẽ không tồn tại lâu" nếu trở về Sahara thời kỳ đó. Nơi đây có những loài bò sát khổng lồ bay lượn trên bầu trời và các loài động vật giống cá sấu lang thang dưới đất. Nghiên cứu của nhóm do Tiến sĩ Nizar Ibrahim đứng đầu đã được công bố trên tạp chí ZooKeys và được đánh giá là "công trình toàn diện nhất về động vật có xương sống hóa thạch từ sa mạc Sahara trong gần một thế kỷ".

sahara4
sahara2
Một số hóa thạch ở Sahara

Dựa trên các mẫu hóa thạch tìm được trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học cho biết nơi đây từng tồn tại ít nhất ba loài khủng long săn mồi lớn nhất bao gồm: Carcharodontosaurus - một loài khủng long với răng dài tới tám inch và kích thước lên đến khoảng 26 feet; Deltadromeus - một loài thuộc họ velociraptor, có chiều dài tương đương. Bên cạnh đó, sự tồn tại của những loài bò sát khổng lồ biết bay, thú săn mồi giống cá sấu và những sinh vật thủy sinh hung hãn cũng khiến cho quang cảnh trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. 

Bản đồ về Hạ tầng Kem Kem

Giáo sư David Martill đến từ Đại học Portsmouth cho biết Sahara từ 100 triệu năm trước có hệ sinh thái dưới nước phong phú và đa dạng với nhiều loài cá khổng lồ như cá vây tay, cá phổi,... với ngoại hình đồ sộ và cấu tạo hàm răng sắc nhọn như dao găm. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng không có con người nào có thể sống sót ở nơi này vào thời kì đó. Những phát hiện của nhóm nghiên cứu trên đã mở cánh cửa quá khứ, đồng thời nhắc nhở chúng ta về sự khắc nghiệt và khốc liệt của thiên nhiên qua các thời kỳ lịch sử.