Đời sống

Ý nghĩa đằng sau tên gọi Ấn Độ mà không phải học sinh giỏi Sử - Địa nào cũng biết

Ấn Độ là quốc gia Nam Á có diện tích lớn thứ 7 trên thế giới với dân số 1.425.782.975 (tính đến ngày 14/2/2023), vượt qua Trung Quốc (1.425.748.032 người) để trở thành nước đông dân nhất thế giới. Hồi đầu tháng 9, dân tình không khỏi xôn xao trước thông tin chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gọi Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu là "Tổng thống Bharat" trong thư mời dự tiệc tối tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới ở New Delhi. 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày quốc khánh ở New Delhi hôm 15/8

Theo VnExpress thì hành động đổi tên từ Ấn Độ sang Brahat của Thủ tướng Ấn Độ nhằm mục đích khơi dậy tinh thần dân tộc. Tờ Time từng lý giải tên gọi Bharat xuất hiện trong các văn tự tôn giáo Hindu cổ, mô tả về vùng đất rộng lớn nơi con người sinh sống mà trên đó có một khu vực gọi là Bharatavarsa. Còn Ấn Độ là tên gọi được cả quốc gia này lẫn thế giới sử dụng nhiều nhất, tuy nhiên ý nghĩa thực sự đằng sau cái tên này thì ngay cả học sinh giỏi Sử - Địa cũng chưa chắc nắm rõ. 

Đền Taj Mahai được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1983

Tên gọi Ấn Độ được Anh hóa từ tiếng Phạn, chỉ sông Indus (sông Ấn) - con sông lớn thứ 2 Ấn Độ, chỉ sống sau sông Hằng. Tên gọi này bắt đầu được sử dụng khi Ấn Độ ở trong thời kỳ thuộc địa của Anh. Được biết, Ấn Độ chịu sự cai trị của Anh quốc trong suốt 200 năm và chính thức được giải phóng, giành lại độc lập vào năm 1947. Chính vì tên gọi này gợi nhớ về thời kỳ thuộc địa nên chính quyền Thủ tướng Modi mới nảy ra ý tưởng đổi từ Ấn Độ sang tên gọi Bharat. Truyền thông nước này mới đây cũng tiết lộ rằng chính phủ của Thủ tướng Modi sẽ trình nghị quyết đổi tên nước trong phiên họp đặc biệt của quốc hội ngày 18-22/9. 

Ngoài tên gọi Brahat thì Ấn Độ còn có một tên gọi khác khá phổ biến là Hindustan (có nghĩa là vùng đất của sông Ấn trong tiếng Ba Tư). Tên gọi này được sử dụng nhiều trong thời kỳ đế quốc Mogul từ thế kỷ 16 đến 18 và những người sử dụng tên gọi này chủ yếu là những người theo chủ nghĩa dân tộc Hindu. Tuy nhiên tên gọi Hindustan không được công nhận trong hiến pháp Ấn Độ.

 

5 nữ hoàng giàu nhất lịch sử nhân loại: Võ Tắc Thiên thống trị top 1, tài sản gấp 62 lần Elon Musk

Khối tài sản mà Võ Tắc Thiên nắm giữ nếu quy ra tiền hiện đại thì lên tới hàng chục nghìn tỷ USD, gấp người giàu thứ hai thế giới Elon Musk 'sương sương' hơn 62 lần.