Phò mã thời Trần được Hưng Đạo Vương ví với Phạm Ngũ Lão, dân tôn làm Thần Hoàng Làng là ai?
Gia Lộc, Hải Dương là được xem là vùng đất "địa linh", sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất, tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa - phò mã của vua Trần Anh Tông. Rốt cuộc ông tài giỏi đến mức nào mà khiến vua phá lệ gả công chúa cho?
Nguyễn Chế Nghĩa sinh ra trong một gia đình bình thường có cha là Đinh Thiện (sau đổi thành họ Nguyễn) - một người di cư từ phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa tới Hải Dương làm ăn sinh sống, mẹ là Hoàng Thị Nguyên. Ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Chế Nghĩa đã có sức khỏe phi thường, lại đam mê luyện võ nên sớm thông thạo 18 loại võ nghệ (thập bát ban võ nghệ) và trận pháp. Ông còn giỏi cả đánh côn, làm văn thơ phú, tựu chung lại là người văn võ toàn tài.
Năm 1284, Đại Việt trong giai đoạn hăng hái chuẩn bị cuộc chiến chông quân Nguyên Mông lần thứ hai, Nguyễn Chế Nghĩa lập tức xin đầu quân khi Hưng Đạo Vương thi tuyển tướng tài. Vượt qua các vòng thi với biểu hiện vô cùng xuất sắc, Nguyễn Chế Nghĩa khiến Hưng Đạo Vương phải thốt lên rằng: “Người chẳng kém gì Phạm Ngũ Lão, ta lại thêm một tướng tài”.
Quả thực, năm 1285, khi Trấn Nam vương Thoát Hoan cùng A Lý Hải Nha thống lĩnh 50 vạn quân vượt biên giới tiến đánh Đại Việt. Nguyễn Chế Nghĩa phụng lệnh Hưng Đạo Vương đã cùng Phạm Ngũ Lão đưa 3.000 quân chặn quân Nguyên khiến địch kinh hồn bạt vía. Rút về sau khi tiêu hao được sinh lực quân Nguyên, Nguyễn Chế Nghĩa tiếp tục nhận nhiệm vụ khó là ỏ lại kinh thành Thăng Long cùng dân chúng đánh đoản binh phía sau quân Nguyên trong lúc Triều đình rút khỏi đây, thực hiện kế vườn không nhà trống. Một lần nữa, Nguyễn Chế Nghĩa lại lập công lớn. Sau khi đánh đuổi được quân Nguyê lần 2, Nguyễn Chế Nghĩa được phong làm U khổng Bắc tướng quân.
Trong lần thứ 3 quân Nguyên xâm lược (1287), Nguyễn Chế Nghĩa được phong làm chánh tướng chặn quân Nguyên. Sau khi địch bị đánh đuổi, ông 6 năm liền làm Tổng trấn Lạng Sơn trấn giữ vùng biên giới, phòng quân Nguyên quay lại trả thù. Sau này, ông được cử làm Tổng trấn Mạnh Hồng nơi có vùng đất quê ông. Không chỉ vậy, Nguyễn Chế Nghĩa còn 3 lần được vua cử đi Sứ bộ sang nhà Nguyên (năm 1312, 1321, 1331) để giữ hòa khí.
Với tài năng cùng những chiến công lừng lẫy của Nguyễn Chế Nghĩa, bất chấp quy định chỉ gả con gái cho người trong dòng tộc để tránh bị ngoại tộc cướp ngôi từ thời Trần Thủ Độ, vua Trần Anh Tông vẫn quyết định giao công chúa Ngọc Hoa cho ông. Sau đó ông còn được phong làm Thái úy, tước Nghĩa Xuyên Công.
Cuối đời vua Trần Minh Tông, triều đình dần suy yếu, Nguyễn Chế Nghĩa một lòng ủng hộ con trưởng vua Minh Tông lên ngôi hiệu là Hiến Tông và cùng với đó là phản đối việc để Hoàng tử Trần Hạo kế vị. Sau đó, ông quyết định từ quan về quê, giúp dân khai hoang, mở chợ Cuối và lò dạy võ cho thanh niên. Sau này khi vua Hiến Tông mất, Trần Hạo lên ngôi hiệu là Dụ Tông đã sai võ sĩ mai phục chém chết Nguyễn Chế Nghĩa để trả thù.
Sau này ông được người dân ở Gia Lộc tôn làm An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa, ngoài quê ông còn có và 81 nơi khác từ Kiêu Kỵ - Gia Lâm đến Tiên Lãng - Hải Phòng lập miếu, đình, đền thờ và coi ông như vị Thần Hoàng Làng, bốn mùa hương khói thờ phụng. Hàng năm lễ hội truyền thống An Nghĩa Đại Vương Nguyễn Chế Nghĩa được tổ chức với quy mô rất lớn trong 3 ngày ( 26-27-28/8 Âm Lịch) để tưởng nhớ công ơn của ông.
Ảnh cận mặt con trai của Đàm Thu Trang, netizen đồng loạt nhận xét giống 1 người?
Ngay khi nhìn thấy diện mạo con trai Cường Đô La và Đàm Thu Trang, cư dân mạng không khỏi thích thú và đồng loạt để lại bình luận khen ngợi nhóc tỳ.