Đời sống

Nước châu Á nào chuẩn bị xây làng Việt Nam, bảo tồn di tích của hoàng tử con vua Lý Anh Tông?

Nước châu Á nào chuẩn bị xây làng Việt Nam, bảo tồn di tích của hoàng tử con vua Lý Anh Tông?

Hồi đầu tháng 9 vừa qua, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Nghị sĩ Park Hyeong-soo thông báo Hàn Quốc sẽ đưa Dự án Phát triển Làng Việt Nam ở xã Bonghwa, tỉnh Bắc Kyungsang vào ngân sách chính phủ năm 2024. Điều này khiến cho dự án phát triển làng Việt Nam tại xứ sở kim chi được kì vọng sẽ được đưa lên quy mô cấp quốc gia.

Dự án làng Việt Nam ở Hàn Quốc đang được triển khai tích cực

Trong 3 năm qua, xã Bonghwa đã thành lập trung tâm trải nghiệm và phát triển nội dung văn hóa lịch sử Việt - Hàn, mở rộng Vườn ươm Baekduadegan với ngân sách đầu tiên được chi ra là 200 triệu won (150.000 USD). Để đi đến bước này, giới chức Bắc Kyungsang và Bonghwa đã phát triển từ dự án địa phương rồi mở rộng sang quy mô quốc gia. Nhờ sự xúc tiến đó mà dự án xây làng Việt Nam mới có những khởi sắc như hiện tại. Tuy nhiên, vì vẫn còn rất nhiều hạng mục nên chính quyền xã và tỉnh Bắc Kyungsang đang phối hợp chặt chẽ với Seoul để điều chỉnh cũng như tìm nguồn tài chính bù đắp phần thiếu hụt từ ngân sách. 

Theo thông tin từ đài KBS đưa ra hồi tháng 8/2022, mục tiêu lớn nhất trong dự án "Làng Việt Nam tại Bonghwa" là phát triển khu vực Chunghyodang (Trung Hiếu Đường) - di tích của hậu duệ triều Lý Việt Nam ở địa phương - trở thành một danh thắng thu hút khách du lịch trong và ngoài Hàn Quốc. Có lẽ nhiều người không biết một trong hai dòng họ Lý của Hàn Quốc có nguồn gốc từ hoàng tộc Việt Nam. Cụ thể, vào thế kỷ 20, triều Lý của Việt Nam suy vong nên con trai thứ 7 của vua Lý Anh Tông là hoàng tử Lý Long Tường buộc phải vượt biên sang Cao Ly lánh nạn. Tại đây ông được vua Cao Tông của Cao Ly đối đãi rất hậu. 

Tượng thờ vua Lý Anh Tông

Về sau Lý Long Tường lập đại công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông và được vua Cao Ly phong là Hoa Sơn tướng quân, ban đất tại Hoa Sơn (nay là Triều Tiên), từ đó lập ra dòng họ Lý Hoa Sơn, hậu duệ về sau toàn là đại thần trong triều đình phong kiến Hàn Quốc. Trung Hiếu Đường ngày nay có bia tưởng niệm của hoàng tử Lý Long Tưởng, không chỉ là di tích duy nhất còn sót lại của dòng tộc họ Lý ở Hàn Quốc mà còn là nơi mà 10 hậu duệ của dòng họ Lý sống.

Các cô gái Việt mặc áo dài trong sự kiện văn hóa ở Bonghwa hồi tháng 3 vừa qua

Mong muốn của những người đứng đầu Bonghwa là biến nơi đây thành địa điểm có lượng khách du lịch khoảng 100.000 người/năm, thu về khoảng 3,7 tỷ won (2,7 triệu USD) và 482 việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người dân. Tính đến nay, kế hoạch của giới chức địa phương này là triển khai dự án trên khu đất rộng 4 ha với các hạng mục bao gồm xây dựng làng truyền thống Việt Nam, cơ sở ăn nghỉ, tập huấn, biểu diễn văn hóa nghệ thuật.

 

Nữ giáo sư Toán học Việt Nam đầu tiên đón tin vui lớn ở tuổi 90: Vừa xuất bản luận án lưu lạc 50 năm

Sau 50 năm lưu lạc ở nước ngoài thì luận án hơn 200 trang viết tay của nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam đã được xuất bản thành sách.