Loại gỗ tồn tại được gần nửa triệu năm, tiết lộ sự thật về người tiền sử khác xa quan niệm cũ
Tại khu vực dọc theo thác Kalambo ở Zambia thuộc châu Phi mới đây các nhà khảo dổ học đã khai quật được 2 thanh gỗ liễu có niên đại khoảng 476.000 năm trước. Trong đó một thanh gỗ có đầu thuôn nhọn và chiều dài 1,4 mét được tìm thấy dọc thác Kalambo, thanh còn lại nhỉnh hơn 0,1 mét, được khai quật cùng lúc. Dựa vào hình dáng của hai thanh gỗ liễu, các nhà khảo cổ cho rằng chúng được đẽo bằng công cụ bằng đá và sử dụng như một phần của một công trình kiến trúc. Từ đó cho thấy rõ ràng người tiền sử không chỉ "đi lang thang khắp nơi để săn bắn và hái lượm" như chúng ta được biết trước đây.
Theo như chia sẻ trên Reuters của nhà khảo cổ học Larry Barham thuộc Đại học Liverpool (Anh) - tác giả chính của nghiên cứu khảo cổ này được công bố trên tạp chí Nature thì những thanh gỗ này chứng tỏ những người chế tạp chúng đã định cư trong thời gian dài. "Trong khi phần lớn các địa điểm khảo cổ ở thời kỳ này chỉ bảo tồn các công cụ bằng đá, 2 thanh gỗ ở thác Kalambo cho chúng ta cái nhìn sâu sắc, độc đáo về các đồ vật bằng gỗ. Những công cụ này được tạo ra cho chúng ta thấy một bức tranh phong phú và đầy đủ hơn về cuộc sống của người tiền sử", nhà địa lý học Đại học Aberystwyth (xứ Wales) là Geoff Duller, đồng tác giả nghiên cứu với Larry Barham, nhận định.
Dù không phát hiện ra hóa thạch của người xung quanh nơi tìm ra hai thanh gỗ nhưng chúng được cho là thành phẩm được tạo ra bởi một loài có tên là Homo Heidelbergensis. Loài này được biết đến từ khoảng 700.000 đến 200.000 năm trước, sở hữu lông mày, hộp sọ lớn hơn và khuôn mặt phẳng hơn so với các loài vượn người thời kì trước. Nhà khảo cổ học Larry Barham phân tích: "Cấu trúc liên quan đến việc tạo hình của 2 thanh gỗ để tạo ra một bộ khung gồm hai giá đỡ lồng vào nhau. Một rãnh được khắc vào khúc gỗ phía trên và thanh bên dưới được tạo hình để vừa với rãnh. Sự sắp xếp này ngăn thanh gỗ phía trên di chuyển từ bên này sang bên kia, mang lại sự ổn định cho cấu trúc".
Lý do khiến cho những thanh gỗ này không bị mục nát trong suốt gần nửa triệu năm chính là nhờ được đất sét bao bọc xung quanh, ngăn ngừa sự tiếp xúc của không khí gây ra hiện tượng oxy hóa. Ông Barham kết luận: "Những phát hiện khảo cổ từ thác Kalambo chỉ ra rằng người tiền sử, như Homo Sapiens, có khả năng thay đổi môi trường xung quanh, biết xây dựng".
‘Thần dược’ có nhiều công dụng y học, có tràn lan tại Việt Nam mà không phải ai cũng biết
Mọi bộ phận trên loại quả này đều có tác dụng phòng ngừa một số bệnh, lợi ích y học.