Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là một cung điện tráng lệ, chứa đựng lịch sử của Trung Quốc qua bao đời nay. Nơi đây bao gồm hai phần ngoại điện và nội điện, mõi chi tiết đều được chăm chút tỉ mỉ. Giờ đây, khi Tử Cấm Thành trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, du khách khắp nơi lại đổ về, mang theo vô số sự tò mò, phấn khích.
Một trong những điều khiến dân tình thắc mắc đó là những vết sần ngay trên cổng lớn dẫn vào Tử Cấm Thành, thậm chí còn có cả lệnh cấm không cho bất cứ ai đụng vào. Được biết thời xưa khi làm cổng cung điện hoặc cổng nhà của những người giàu có, người ta thường đính lên những chiếc đinh cửa lớn được che bằng đầu tròn. Chi tiết này vừa để che đi phần đầu đinh đóng cửa tránh làm trầy xước người đóng mở cổng, lại vừa là biểu tượng của quyền uy.
Đinh cửa ban đầu thường làm bằng gỗ, sau nâng cấp lên thành kim loại và đinh cửa Tử Cấm thành được làm bằng đồng. Nếu trước kia chúng đại diện cho trí tuệ của người dân lao động thì đến thời nhà Thanh, chiếc đinh này thể hiện "đẳng cấp phong kiến", phân bậc vị trí của gia chủ. Ví dụ thời nhà Thanh, chỉ có cổng của Hoàng đế mới được dùng 81 chiếc đinh cửa (9 chiếc đinh ngang và 9 chiếc đinh dọc"; cổng vương phủ dùng 49 chiếc đinh cửa (7 chiếc đinh ngang và 7 chiếc đinh dọc). Càng cấp thấp thì số lượng đinh sẽ càng giảm, ai có tình làm "vượt cấp" thì sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Đinh trên cổng Tử Cấm Thành ngoài những ý nghĩa trên thì còn biểu thị sự thịnh vượng của quốc gia, mang khí tức của đế vương, có tác dụng trừ tà ma. Do đó mà văn nhân xưa có ghi lại rằng mỗi năm đến lễ hội lồng đèn, người dân sẽ tập trung ở cổng cung điện để chạm vào đinh trên cổng Tử Cấm Thành để cầu may mắn, xua đuổi vận xui. Đây cũng là dịp duy nhất dân chúng được phép đụng vào đinh cổng Tử Cấm Thành. Mỗi năm đinh cửa được thay 1 lần để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bộ mặt của hoàng cung.
Ngày nay, vì Tử Cấm Thành có quá nhiều khách viếng thăm nên những người quản lý Tử Cấm Thành đã phải dùng tấm kính lớn che đi những chiếc đinh cửa để tránh chúng bị đụng chạm nhiều dẫn đến hư hỏng.
Thời vua Càn Long, Tết Trung Thu được tổ chức hoành tráng ra sao?
Vì Trung Thu cận kề với ngày sinh thần của Càn Long nên vua cũng chú trọng đặc biệt đến ngày lễ này.