Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết đoàn viên là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm ở cấc quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Đài Loan, Singapore. Càng ngày người ta còn có nhiều cách tổ chức độc đáo trong ngày này, tuy nhiên có lẽ Trung Thu được tổ chức hoàng tráng nhất trong lịch sử có lẽ là vào triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, thời kì vua Càn Long trị vì.
Sở dĩ Càn Long quan tâm đặc biệt đến Tết Trung Thu là vì ngày sinh thần của ngài là vào ngày 13 tháng 8 Âm lịch, chỉ trước Trung Thu 2 ngày. Do đó, vua ban chiếu nghỉ kết hợp Lễ Vạn thọ (sinh nhật) và Tết Trung thu thành kỳ nghỉ ba ngày. Thời kì đó không có ngày nghỉ cuối tuần, cũng không có ngày lễ luật định nào nên 3 ngày nghỉ này có thể thấy sự chú trọng, sát sao của nhà vua.
Vào ngày Trung Thu, vua Càn Long sẽ ở Tị Thử Sơn Trang Thừa Đức (khu vực nghỉ mát tránh nóng của hoàng thất). Đồng thời ngài tổ chức đại lễ tế trăng, dâng hương và hành lễ trong sơn trang. Lễ vật dùng để tế trời đất vô cùng nhiều, chia thành 28 loại khác nhau, chất lên như núi. Thời đó bánh Trung Thu là chiếc bánh có tên "Tự lai hồng" - loại điểm tâm truyền thống của Bắc Kinh khá nhỏ, ngoài vỏ có vòng tròn màu đỏ, nhân bánh là đường và các loại hạt. Vào ngày này, hoàng hậu, phi tần và các hoàng tử sẽ được thưởng cống phẩm sau khi lễ tế trắng kết thúc. Sử sách ghi lại rằng có tới 30.000 xe cống phẩm từ nhiều nơi đổ về kinh thành trong ngày Tết Trung Thu thời vua Càn Long.
Vua còn tổ chức xem kịch cùng dàn hậu cung và quan viên trong triều; cùng các học sĩ uống rượu và làm thơ dưới ánh trăng trong Tị Thử Sơn Trang. Được biết, cả đời Càn Long từ khi lên ngôi đến khi băng hà đã viết hơn 100 bài thơ ca ngợi Trung thu. Năm 1760, Hoàng đế Càn Long và các học sĩ đã hoàn thành 10 tập thơ Trung thu, bao gồm hơn 60 bài thơ, 10 bức tranh. Tất cả chúng đều được cất giữ cẩn thận và lưu truyền cho đời sau.
Biệt phủ 'đệ nhất tham quan' Trung Quốc: Cột nhà làm từ gỗ quý hiếm, giá mỗi cây gần 9.500 tỷ đồng
Chỉ một cây cột nhà đã được định giá lên đến gần 9.500 tỷ đồng, độ chịu chơi chịu chi của tham quan này có lẽ còn trên cả vua Càn Long.