Vị tướng bí ẩn có địa vị cao hơn cả 'Võ thánh' Quan Vũ, tài năng xuất chúng nhưng 'ẩn mình' cực kĩ
Xét về tài năng và địa vị thì vị tướng này còn hơn cả Quan Vũ nhưng sử sách và Tam Quốc Diễn Nghĩa dường như lại không nhắc gì về ông.
Nhắc đến tướng lĩnh thời Tam Quốc không thể không nhắc đến Quan Vũ. Dù nóng nảy và kiêu ngạo nhưng không thể phủ nhận ông là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được người đương thời ca tụng là "sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ". Thậm chí, vì đại diện cho sự "trung dũng thần vũ" và tinh thần "vì nước quên thân" nên ông đã được tôn làm "Võ thánh", có địa vị tuyệt đối trong tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc nói riêng và Á Đông nói chung.
Dù được tôn thờ như vậy nhưng địa vị của Quan Vũ vẫn thấp hơn một vị tướng, đó là Trần Đáo (chưa rõ năm sinh năm mất). Dù không được nhắc đến trong Tam Quốc Diễn Nghĩa hay được các sử gia đề cập đến nhưng Trần Đáo xuất hiện trong chính sử Trung Quốc với vai trò tướng lĩnh đội quân Bạch Nhị binh - đội quân bảo vệ an toàn cho Lưu Bị. Bạch Nhị binh dưới sự chỉ huy của Trần Đáo đã giúp Lưu Bị an toàn rút lui về thành Bạch Đế. Sở dĩ chiến tích, công trạng, vai trò của ông không được La Quán Trung nhắc đến vì tác giả này đã tổng hợp vào nhân vật Triệu Vân, nghĩa là ông chính là nguyên mẫu của Triệu Vân.
Theo một số sử liệu hiếm hoi về Trần Đáo thì ông là vị tướng vô cùng tài năng, mưu lược không hề thua kém bất cứ dũng tướng nào cùng thời. Trần tướng đi theo Lưu Bị từ khi ông còn ở Dự Châu rồi lại được Gia Cát Lượng đã sắp đặt làm Vĩnh An đô đốc, Chinh Tây tướng quân, phong Đình hầu và dưới quyền Lý Nghiêm sau khi Lưu Bị qua đời. Khác với các vị tướng khác luôn thích uy danh vang xa, Trần Đáo lại cực kì kín tiếng, không nhận chức lớn và ít lộ mặt. Thế nhưng ông vẫn được đánh giá cao hơn Quan Vũ.
Về nguyên nhân ông phải ẩn mình thì có các lý do như sau: Đầu tiên là vì ông là chỉ huy Bạch Nhị binh - đội quân chuyên đảm nhận nhiệm vụ bí mật - nên thông tin được ghi chép lại cực kì ít. Thứ hai là do bản tính không thích ồn ào của Trần Đáo, không muốn người khác ghi chép về mình nên sau này tư liệu về ông là vô cùng ít ỏi. Các sử gia do thế nên cũng khó có thể nhắc nhiều về ông.