Tể tướng Trung Quốc tham lam hơn cả Hòa Thân, làm khánh kiệt cả một triều đại là ai?
Ngay cả khi đã chết đi, tên Tể tướng tham lam vô độ này vẫn để lại hậu quả nghiêm trọng, làm cả một triều đại sụp đổ.
Trong lịch sử Trung Quốc, nhắc đến quan tham người ta thường nghĩ ngay đến Hòa Thân - kẻ được mệnh danh là "đệ nhất tham quan". Sử liệu nước này có ghi rõ về việc năm Gia Khánh thứ tư (năm 1799), Hòa Thân đã bị vua Gia Khánh ban chết và tịch thu toàn bộ tài sản, tổng tất cả ước tính bằng ngân khố nhà Thanh 15 năm cộng lại. Giai thoại về Hòa Thân thậm chí còn được mang lên nhiều bộ phim và khiến cho hậu thế vô cùng phẫn nộ.
Thế nhưng, nếu chỉ xét riêng về lòng tham thì Hòa Thân vẫn phải xếp sau một vị quan đại thần thời cổ đại Trung Quốc, đó là Vương Phủ. Hắn làm Tể tướng cuối thời Bắc Tống - Vương Phủ, ngoại hình đặc trưng với bộ tóc màu kim, mắt xanh biếc, miệng rộng đến nỗi có thể nuốt được một nắm tay vào miệng. Như bao tham quan khác, Vương Phủ giỏi ăn nói, lại kiến thức uyên thâm, rất được lòng hoàng đế. Để có được chức quan to như vậy, hắn đã vạch ra từng bước đi, từ viết sớ khen ngợi đại thần Thái Kinh để hắn có được chức Tể tướng, quay ngược lại giúp mình thăng chức cho đến việc trở mặt, cấu kết với đại thần Trịnh Cư đối đầu Thái Kinh thành công thăng 8 cấp để trở thành Tể tướng vào năm Tuyên Hòa năm thứ nhất (năm 1119).
Nắm trong tay quyền hành, Vương Phủ bắt đầu vơ vét tiền của dân chúng trên khắp thiên hạ, đến cả báu vật mà tứ phương cống nạp cho hoàng đế cũng ăn 9 phần, chỉ nộp lại 1 phần cho Tống Huy Tông. Vị hoàng đế này bị Vương Phủ che mắt, luôn hết mực sủng ái khiến cho hắn càng lộng hành, kiếm được nhiều tiền của hơn cả vua. Vương Phủ hoang dâm vô độ, giường và xe thiết kết thật lớn để đủ chỗ cho mấy chục mỹ nhân hầu hạ mỗi tối, ra ngoài đem theo vợ lớn vợ bé. To gan hơn, Vương Phủ sau khi xin lập Ứng Phụng Cục còn dùng danh nghĩa thiên tử (vua) kêu gọi dân chúng cung ứng cho Ứng Phụng Cục. "Tống sử"có viết rằng: "(Vương Phủ) bắt đinh phu trong thiên hạ, tính số nhân khẩu, vơ vét được 6200 vạn xâu tiền, mua được cả một tòa không thành".
Phải đến khi Tống Khâm Tông kế vị thì Vương Phủ mới phải đền tội bằng mạng sống của mình. Tuy nhiên, vì hắn đã làm khánh kiệt kinh tế của triều đình cũng như đất nước nên Bắc Tống đã không còn sức để chờ tới ngày hồi phục, diệt vòng vào năm 1127 sau sự kiện Tĩnh Khang.