Đời sống

Tần Thủy Hoàng bắt thái giám 'cởi sạch' trước khi thị tẩm phi tần, có tư thế kì dị vượt sức tưởng tượng

Sự ra đi của người con gái Tần Thùy Hoàng yêu thương nhất đã tác động đến tâm tính của vị hoàng đế này.

Tần Thủy Hoàng (259 TCN - 210 TCN) được biết đến là vị hoàng đế tài giỏi nhất và cũng tàn độc nhất. Thế nhưng dù có quyền lực đến cỡ nào thì đã là đàn ông, ông không thể tránh khỏi chuyện nữ nhi thường tình. Tần Thủy Hoàng có mối tình sâu đậm với mỹ nhân A Phòng - cô gái ông gặp khi giả làm người thợ mộc lúc ở Hàm Đan - kinh đô nước Triệu. Tình yêu đẹp đó bị Thái hậu Trịnh Cơ - mẹ của Tần Thủy Hoàng và Lã Bất Vi - tướng quốc nước Tần cật lực ngăn cản, nhiều lần có ý định ám sát nhưng không thành. A Phòng không chết vì những âm mưu thâm độc chốn hậu cung mà lại tự vẫn vì không ngăn cản được Tần Thủy Hoàng dẫn quân đi đánh chiếm các nước khác nhằm thống nhất Trung nguyên. 

Ảnh minh họa

Quá đau khổ trước sự ra đi của A Phòng, Tần Thủy Hoàng đã xây một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử mang tên nàng. Tam cung lục viện với hàng vạn mỹ nhân nhưng không ai khiến hoàng đế yêu thích. Tần Thủy Hoàng chỉ coi những phi tần này như thú vui tiêu khiển, thỏa mãn dục vọng và cái ngông bên trong mình. 

Tranh vẽ Tần Thủy Hoàng

Ông ta có một cách lựa chọn phi tần thị tẩm vô cùng độc lạ, đó là ngồi trên một chiếc xe dê kéo, đi một vòng để các cung tần mỹ nữ cầm nhành dâu non đứng nhử ở cửa phòng. Dê ăn dâu của ai thì đêm đó người ấy sẽ được hoàng đế lâm hạnh. Mỹ nhân được chọn ngoài tắm rửa sạch sẽ, buông xõa tóc thì sẽ phải khỏa thân khi vào điện của hoàng đế để tránh mang hung khí vào trong. Ngay cả hai thái giám khiêng mỹ nhân này vào tẩm điện cũng phải khỏa thân để dễ bề kiểm soát. 

Ảnh minh họa

Sau khi "qua cửa", mỹ nhân sẽ được cung nữ giúp mặc một bộ đồ ngủ bằng lụa và ngồi chờ hoàng đế. Tuy nhiên, đôi khi Tần Thủy Hoàng không chờ đợi được mà sủng hạnh mỹ nữ trong khi người này vẫn còn ở trên vai của các thái giám. Tư thế kì dị đó khiến ai nấy đều xấu hổ nhưng không dám biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài. Một số sử liệu miêu tả Tần Thủy Hoàng giống một con thú bị thương sau khi A Phòng qua đời, luôn nóng nảy nhưng bên trong lại là nỗi đau không bao giờ có thể nguôi ngoai.