Cách nghiệt ngã mà các cung nữ, phi tần 'giải tỏa sinh lý' khi thất sủng: 'Bí' quá hóa liều!
Thời phong kiến Trung Hoa, vua ngoài hoàng hậu còn có hàng ngàn phi tần, giai nhân xung quanh. Tuy nhiên, có người đắc sủng cũng sẽ có người thất sủng, có những cung nữ, phi tần vì không được để mắt đến mà héo mòn dần trong cung cấm. Đối mặt với cuộc sống cô đơn, buồn tẻ triền miên như vậy, họ làm thế nào để "giải tỏa sinh lý" cho bản thân?
Thực ra điều này không chỉ được sử sách ghi chép lại mà còn xuất hiện dày đặc trên các bộ phim truyền hình cổ trang của Trung Quốc. Thông thường sẽ có 2 cách phân theo địa vị:
1. "Đối thực" - Dành cho cung nữ
Từ "đối thực" có ý nghĩa ban đầu là chỉ các mối quan hệ đồng tính nữ giữa các cung nữ với nhau. Tuy nhiên, vì các thái giám cũng là những người nửa nam nửa nữ nên sau này,"đối thực" còn dùng để chỉ mối quan hệ tình cảm giữa cung nữ và thái giám.
Vì cuộc sống cô đơn, lại thường xuyên tiếp xúc nên nhiều thái giám và cung nữ nảy sinh tình cảm với nhau. So với mối quan hệ nữ - nữ thì mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ sẽ bền vững hơn vì cả hai có thể chung sống như vợ chồng, không có sự cạnh tranh, mưu tính, nhìn chung là rất lâu bền, ổn định.
Về chuyện "giường chiếu" của các cặp đôi "đối thực", trong sử sách không có ghi chép lại nhưng chắc chắn giữa họ sẽ có những cách giúp thỏa mãn xúc giác và thị giác để mối quan hệ được gắn kết hơn. Một lợi thế của các cặp đôi "đối thực" chính là được được Hoàng hậu và các phi tần ủng hộ.
2. "Vượt rào" - Thường dành cho phi tần
Phi tần một khi nếm trái cấm cùng hoàng đế mà bị ruồng rẫy sẽ cảm thấy "thiếu thốn" vì bản thân họ đều là những cô gái còn xuân, cũng có những cảm xúc và ham muốn cần được giải tỏa. Do vậy, khi không thể chịu đựng sự cô đơn hoặc có nhu cầu quá cao, họ sẽ tiếp cận thị vệ, ngự y, thậm chí là những hoàng thân quốc thích thường qua lại trong cung để khỏa lấp sự trống trải.
Trong lịch sử có không ít phi tần sẵn sàng "cắm sừng" hoàng đế, tuy nhiên những người đó một khi bị phát hiện sẽ không tránh khỏi kết cục thảm khốc, thậm chí còn liên lụy người nhà.
Đến Bồ Tát cũng bó tay, chỉ có Phật Tổ mới phân biệt được Tôn Ngộ Không thật - giả, vì sao vậy?
Đi khắp tam giới, người duy nhất có thể phân biệt được Tôn Ngộ Không thật - giả chỉ có một mình Phật Tổ Như Lai.