Đời sống

Cửa ải để vượt qua Vạn Lý Trường Thành hùng vĩ và hiểm trở cỡ nào?

Để có thể vượt qua Vạn Lý Trường Thành thì một trong những cửa ải quan trọng nhất chính là Nhạn Môn Quan nằm trên núi Nhạn Môn (thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc). Nếu ai thường xuyên theo dõi các bộ phim võ hiệp của Trung Quốc thì cũng ít nhất một lần từng nghe thấy địa danh này rồi.

Nhạn Môn Quan

Nhạn Môn Quan là một phần của Vạn Lý Trường Thành, được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259 - 210 Trước công nguyên) xây dựng trong thời kì chiến tranh để bảo vệ bờ cõi phía Bắc. Tuy nhiên, phải đến thời nhà Đường (816 - 907) thì Nhạn Môn Quan mới chính thức được khởi công. Nơi đây có vị trí phòng thủ cực kì vững vàng khi nằm lọt thỏm giữa 2 vách núi dựng đứng, có rất nhiều chim nhạn làm tổ ở 2 bên vách núi này. Mượn hiện tượng này mà người xưa đặt tên là Nhạn Môn Quan, vừa thể hiện đặc trưng của địa điểm, lại vừa khéo "nhắc nhở" về sự hiểm trở, "chỉ có chịm nhạn mới bay qua được ải này". 

Nhạn Môn Quan

Nhạn Môn Quan được xây bằng gạch, trên đường đi lát đá cực kì vững chãi. Nơi này được chọn là cứ điểm quân sự quan trọng, từng có vô số trận đánh lớn nhỏ xảy ra ở đây. Nhờ có Nhạn Môn Quan mà kẻ thù thời xưa của Trung Hoa khó lòng xâm nhập, tạo điều kiện cho quân lính nước này phản công và giành thắng lợi không ít cuộc chiến. Có thể nói Nhạn Môn Quan chứa đựng lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc. 

Ngày nay, Nhạn Môn Quan cũng là đoạn Vạn Lý Trường Thành quan trọng còn tồn tại với một tháp cổ duy nhất sót lại ở cổng phía Đông. Cổng phía Tây của Nhạn Môn quan có 1 cửa chính và 2 cửa phụ được xây bằng những viên gạch khổng lồ, bên trên khắc chữ to có ý chỉ nơi có vị trí hiểm trở, đắc địa. Nơi đây hiện tại là một trong những địa điểm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước khá lớn của Trung Quốc.

 

Vị giáo sư toán học duy nhất ở Việt Nam là tướng tình báo nổi tiếng, ẩn mình dưới vỏ bọc đặc biệt

Có 3 bằng kỹ sư, 2 bằng tiến sĩ nhưng nhà khoa học tài ba này lại là một sĩ quan tình báo. Có thể nói, ông là trường hợp độc nhất vô nhị ở Việt Nam.