Bí ẩn mối tình 'yêu hóa hận' giữa thái giám kiêu hùng nhất lịch sử Việt Nam và hoàng hậu đương triều
Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất dưới thời nhà Lý. Tuy nhiên ít người để ý rằng ông là hoạn quan. Lý Thường Kiệt không chỉ xuất hiện trong cuốn sách “Kể chuyện các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam” mà còn được đánh giá là một trong những vị thái giám quyền lực nhất lịch sử Việt Nam.Dựa trên những tài liệu mới tìm được mà các nhà sử học hiện nay đưa ra kết luận rằng Lý Thường Kiệt trước khi trở thành thái giám đã từng có vợ tên là Tạ Thị Thuần Khanh, sau được sắc phong thành nữ thần và thờ ở Nghè A Đô (nay thuộc làng A Đô, xã Yên Trung, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Vậy vì lý do gì mà một người đàn ông bình thường lại muốn trở thành thái giám?
Trong sách Việt điện u linh có đoạn ghi rằng: "Vì ông có dáng mặt đẹp nên mới tịnh thân mà sung vào chức Hoàng môn chỉ hậu (một chức quan thái giám trong cung)". Trong một công trình nghiên cứu của cố GS Sử học Hoàng Xuân Hãn cũng nêu rõ: "Hoạn quan xưa nay nhiều quyền thế, vì thường ngày ở cạnh vua. Nhất là từ đời Đường (bên Trung Quốc), hoạn quan lại càng được thế. Khi trước, tuy được vua tin tưởng nhưng hoạn quan thường chỉ hoạt động trong cung thất. Từ đời Đường trở đi, thì được công nhiên cầm chính quyền hay làm đại tướng. Vì những lẽ ấy, đời sau lắm kẻ tự tịnh thân để được chọn. Đối với Lý Thường Kiệt, có đặc biệt hơn là được vua ban tiền và sai làm. Ông nghe lời. Bấy giờ ông 23 tuổi".
Tuy nhiên, nhà lịch sử Thái Bá Tân lại không đồng ý lắm với kết luận của cố GS Hoàng Xuân Hãn. Ông nghiêng về giả thuyết Lý Thường Kiêt bị hãm hại nhiều hơn. Theo nhà nghiên cứu này, Lý Thường Kiệt từng có tình cảm với Dương Hồng Hạc - con gái của gia tộc họ Dương quyền lực, giàu có, được gả cho Thái tử Nhật Tôn (sau là vua Lý Thánh Tông và bà trở thành Thượng Dương hoàng hậu). Dù có thế lực gia tộc lớn nhưng vua (khi đó đang là Thái tử) vì lo sợ họ Dương nhà vợ tiếm quyền nên lạnh nhạt với hoàng hậu. Nhớ đến người xưa, Dương Hồng Hạc muốn nhờ vả Lý Thường Kiệt - lúc bấy giờ đang là trợ thủ đắc lực của chồng ở Đông cung - nói giúp vài lời nhưng bị từ chối. "Phải chăng vì lý do đó mà ông đã bị Hồng Hạc và hoàng hậu Thiên Cảm ra tay bức hại trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung? Có thể, cũng vì nỗi đau trên mà sau này, khi vua Lý Thánh Tông mất, các phe phái tranh giành quyền lực, Lý Thường Kiệt đã không đứng về phe hoàng hậu Thượng Dương mà lại ủng hộ phe của nguyên phip Ỷ Lan. Kết quả cuối cùng, ai cũng biết là phe hoàng hậu Thượng Dương thất bại và nhận lấy kết quả bi thảm" - nhà nghiên cứu Thái Bá Tân nêu ra phán đoán của mình.
Tuy nhiên cho đến nay, đây chỉ là phán đoán từ các nhà sử học và còn rất nhiều tranh cãi xung quanh. Rất khó để xác định thực hư ra sao nhưng có một điều chắc chắn Lý Thường Kiệt là hoạn quan có nhiều đóng góp to lớn cho nhà Lý nói chung và lịch sử Việt Nam nói chung.
Danh tính 2 vị 'Tổ trung hưng' đầu của Việt Nam: Đều là bậc thầy quân sự, dưới trướng toàn tướng tài
Không chỉ là những nhà quân sự vĩ đại mà hai vị 'Tổ trung hưng' của dân tộc ta còn là những người có tài thu phục tướng giỏi.