Bật nắp mộ cổ tình nhân của Tây Thi, hóa giải nỗi oan suốt 2.000 năm của đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc
Suốt 2.000 năm, hậu thế đã hiểu lầm con người của Tây Thi. Nỗi oan này chỉ được hóa giải khi người ta khai quật được ngôi mộ tình nhân của nàng.
Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc là 4 người đẹp Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý phi. Trong đó, người đứng đầu được cho là Tây Thi, thậm chí người ta còn dùng câu nói "đẹp như Tây Thi" để khen ngợi nhan sắc của phụ nữ.
Sở hữu diện mạo "chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn", Tây Thi bị Việt Vương Câu Tiễn phái sang nước Ngô thực hiện nhiệm vụ "mỹ nhân kế", trở thành gián điệp bên cạnh Ngô Vương. Quả thực, nàng ta đã trở thành quân cờ đắc lực chia sẻ quân thần nhà Ngô, gián tiếp khiến cho quần thần nhà Ngô tạo phản, tạo cơ hội cho Việt Vương Câu Tiễn chiếm được kinh đô nước Ngô vào năm 473 trước Công nguyên. Kể từ đó, Tây Thi bị xem là "hồng nhan họa thủy".
Trước khi trở thành gián điệp ở nước Ngô, Tây Thi ở quê nhà có mối tình khắc cốt ghi tâm với Phạm Lãi (536-448 TCN) - một chính trị gia nổi tiếng cuối thời Xuân Thu đồng thời là sủng thần của Việt Vương Câu Tiễn. Vì đại cuộc nước nhà, Phạm gia phải dâng người yêu cho vua Ngô nhưng khi việc đã thành, ông được cho là đã nối lại tình xưa và lên kế hoạch tẩu thoát cùng Tây Thi.
Năm 2014, tại các ngôi mộ cổ ở thị trấn Hồng Sơn, Vô Tích, tỉnh Giang Tô, người ta đã khai quật được một trúc thư với dòng chữ có nội dung như sau: "Lãi và Thi có tư thông, ba năm đầu đến nước Ngô. Dùng Ngôn Nhi Đình làm con tin, Thi không thể không làm". Từ đó có thể thấy, Tây Thi và Phạm Lãi đã có với nhau một người con tên Ngôn Nhi Đình. Phạm Lãi dùng chính người con này làm con tin để buộc Tây Thi đến Ngô quốc làm gián điệp. Nhờ vậy nên nỗi oan "hồng nhan họa thủy" của Tây Thi sau 2.000 năm cũng được hóa giải.