Giải trí

3 đồ đệ 'cưỡi mây vượt gió', vì sao Đường Tăng vẫn nhất quyết đi bộ tới Tây Thiên thỉnh kinh?

Nguyên do thực sự khiến Đường Tăng không vội vàng mà dành 14 năm đi bộ đến Tây Trúc thỉnh kinh là gì?

Trong Tây Du Ký, 4 thầy trò Đường Tăng mất tới 14 năm mới có thể đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Tính ra mỗi ngày, họ chỉ đi bộ khoảng mười mấy kilomet. Không ít khán giả thắc mắc rằng cả ba đồ đệ của nhà sư Đại Đường là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng đều tinh thông pháp thuật, "cưỡi mây vượt gió", có thể đến đất Linh Sơn trong chớp mắt nhưng tại sao Đường Tăng lại không nhờ cậy họ. 

3 học trò của Đường Tăng đều võ công cao cường

Đường Tăng vốn là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vì khinh mạn Phật Pháp nên mới phải đầu thai 9 kiếp làm người để tu luyện, do đó không thể dùng phép thuật thần thông để quá độ sang Tây Thiên được mà phải là con đường khổ hạnh. Trong hồi 20, Đường Tăng từng khuyên nhủ Tôn Ngộ Không rằng: "Con có thể dùng mẹo để tới đích lần này nhưng thiếu rèn luyện thì những chặng đường sau đó con không thể nào đi nổi. Ở đời vốn không có con đường tắt. Chúng ta chỉ có thể đi đúng hướng, đi hiệu quả để đỡ mệt nhọc. Đừng nghĩ đến việc đi đường ngang ngõ tắt".

Thêm nữa, sứ mệnh của Đường Tăng không đơn thuần chỉ là đến Tây Trúc thỉnh kinh, nó là một quá trình thử thách và hơn hết là thực hiện sứ mệnh cao cả, đó là truyền bá đạo Phật. Chân kinh trong tay có tác dụng gì khi không thể giảng giải, dịch nghĩa, truyền bá nó cho chúng sanh? Bởi vậy, thêm một lý do nữa khiến việc đi bộ đến Tây Trúc là quyết định không thể thay thế. 

4 thầy trò tu thành chính quả

Xét trên khía cạnh Phật giáo, đất Phật là nơi thanh sạch, cao quý, toàn những vị tướng hảo đại nhân, trí huệ vô biên an hưởng niềm vui thanh tịnh. Đường Tăng muốn đến đây trước tiên phải gột bỏ bụi trần thông qua quá trình tu luyện, từ đó thăng hoa sinh mệnh, đạt đến sự thuần tịnh của thân tâm. Khi đó sự xuất hiện của ông ở đây mới được Phật Tổ công nhận, ai nấy đề nể trọng.