Nghiên cứu mới của Nhà khảo cổ học Đông Nam UCL Archaeology cho thấy hạt West Sussex ở Anh đã từng chống lại sự cai trị của người Saxon trong nhiều thế kỷ.
Nguồn gốc của Sussex, Anh rất phức tạp. Khi quân đoàn La Mã rời khỏi nước Anh vào năm 410 sau Công nguyên, các hòn đảo đã bị chia cắt thành các vương quốc nhỏ, tạo cơ hội cho các nước bên ngoài xâm lược và chiếm đóng rộng rãi. Năm 491, lãnh chúa huyền thoại Saxon Ælle đã chinh phục pháo đài cổ Pevensey và tiêu diệt những người cai trị người Anh ở đó, tạo ra 'Sussex' - Vương quốc của người South Saxon (Nam Saxon).
Người Saxon đã dùng tôn giáo của họ thay thế cho Cơ đốc giáo được người La Mã du nhập vào Anh trước đó. Theo truyền thống, Sussex được coi là vương quốc Anglo-Saxon cuối cùng được cải đạo. Các tài liệu lịch sử cho chúng ta biết rằng Wilfrid, giám mục của Northumbria, chịu trách nhiệm truyền Kitô giáo tại Sussex vào năm 681. Ông được cho là đã rửa tội cho Vua Sussex Æthelwealh và xây dựng một nhà thờ lớn tại Selsey, nơi nhà vua sinh sống.
Nghiên cứu mới của Tiến sĩ Michael Shapland, một nhà khảo cổ học các tòa nhà lịch sử tại Khảo cổ học Đông Nam (Viện Khảo cổ học UCL), đặt ra nhiều câu hỏi về lịch sử hình thành của Sussex. Trong một bài báo sắp được xuất bản trên Sussex Archaeological Collections (Bộ sưu tập khảo cổ học của Sussex), Michael lập luận rằng Vương quốc Sussex được cho là không phải là một vương quốc mà ít nhất là ba vương quốc, tương đương với East Sussex, West Sussex và Hastings ngày nay. Những vương quốc này có nguồn gốc riêng biệt – đặc biệt là West Sussex.
Sau khi Æthelwealh, vị vua cuối cùng của Sussex, bị giết trong trận chiến bởi một hoàng tử West Saxon tên là Cædwalla vào năm 685, Sussex không bao giờ lấy lại được nền độc lập cũ nữa mà thay vào đó được truyền từ vương quốc này sang vương quốc khác, trở thành một phần trong Trò chơi vương quyền diễn ra trên khắp nước Anh thời trung cổ.