'Cuộc chiến' giữa cá nước ngọt và cá nước mặn: Đâu mới là nguồn dinh dưỡng 'chân ái'?
Cá nước ngọt và cá nước mặn sinh trưởng trong môi trường sống khác nhau nên giá trị dinh dưỡng mà chúng mang lại cũng có sự khác biệt rõ rệt.
Cá là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, cực kì tốt trong sức khỏe, luôn được các chuyên gia dinh dưỡng thêm vào các chế độ ăn uống tăng cường sức khỏe. Loại thực phẩm này vừa dễ kiếm lại vừa chứa nhiều chất đạm, chất béo tốt, khoáng chất quý và dễ tiêu hóa hơn so với thịt. Nó cũng hỗ trợ giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giúp trẻ em phát triển toàn diện, cải thiện sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ thoái hóa thần kinh, bệnh Alzheimer, tăng cường hoạt động não bộ,...
Người ta thường chia ra thành cá nước ngọt và cá nước mặn - cá ở ao hồ sông suối và cá sống ngoài biển. Dù mỗi loài cá sẽ cung cấp dưỡng chất khác nhau nhưng xét về tổng thể thì cá nước mặn sẽ chứa nhiều năng lượng hơn so với cá nước ngọt. Ví dụ như cá tra, cá basa là những loại cá nước ngọt có nhiều năng lượng nhất, khoảng 1.245-1.700 kcal/kg, trong khi đó những loại cá biển như cá ngừ, thu, trích lại chứa tới 1.500-23.000 kcal/kg.
Về độ an toàn, theo đánh giá từ chuyên gia thì cá nước mặn hiện nay được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn hơn. Bởi, cá nước ngọt thường sẽ có nguy cơ tồn dư kim loại nặng, tồn dư hàm lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Tất nhiên, có một số loài cá nước mặn cũng có nguy cơ nhiễm các chất gây ngộ độc thực phẩm như mực, cá ngừ, nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều so với cá nước ngọt.
Trên thực tế, chúng ta nên ăn đa đạng để lượng dưỡng chất đi vào cơ thể cũng đa dạng hơn. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung đa dạng thực phẩm vừa cung cấp đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng lại vừa tạo cảm giác ngon miệng.