Sự kiện 'Võ thánh' Quan Vũ trúng độc được Hoa Đà cạo xương chữa trị có thật không?
Quan điểm của các nhà sử gia về sự kiện Hoa Đà cạo xương trị độc cho Quan Vũ nhận sự quan tâm lớn từ khán giả yêu mến Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Tam Quốc Diễn Nghĩa là tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc, lột tả thành công thời Tam Quốc (190–280) hỗn loạn. Thời thế sinh anh hùng, tình cảnh bất ổn của giai đoạn này đã sản sinh ra vô số anh tài, vô trong số đó là Quan Vũ - vị tướng dũng mãnh về sau được dân Trung Quốc tôn làm "Võ thánh", thờ cúng đời đời.
Quan Vũ tướng mạo uy nghiêm, trí dũng song toàn lại hết mực trung thành với Lưu Bị nói riêng và nhà Thục nói chung. Nhờ vậy nên ông được người người kính trọng, ngưỡng mộ. Dù tài giỏi xuất chúng nhưng Quan Vũ cũng không tránh khỏi hiểm nguy trong quá trình chinh chiến. Ông từng bị trúng tên độc ở tay phải trong một trận chiến dẫn đến tình trạng đau nhức mỗi khi trái gió trở trời vì không có vị thầy thuốc nào có thể chữa khỏi triệt để vế thương này.
May thay, Quan Vũ nghe danh Hoa Đà đã mời ngài đến chữa trị. Hoa Đà không kiêng kị mà rạch một đường lên cánh tay phải của Quan Vũ để nạo độc ra khỏi cơ và xương. Màn cạo xương chấn động lịch sử của Hoa Đà càng thêm phần thu hút vì biểu cảm thản nhiên của mãnh tướng nhà Thục. Quan Vũ không những không kêu đau 1 tiếng nào mà còn "tranh thủ" uống rượu và chơi cờ trong lúc được Hoa Đà chữa trị.
Nhiều người cho rằng đây chỉ là chi tiết hư cấu nhưng theo các nhà sử học thì nó có khả năng xảy ra. Vì thời đó, người ta hay dùng nọc độc của rắn, ếch, bọ cạp… để tẩm vào binh khí. Các mũi tên tẩm độc thường chứa chất độc của "Aconitum" (chất độc của loài thực vật chi Ô đầu) và chất độc của "Shotgun". Trong đó, Aconitum gây ra phản ứng liệt cơ xương, loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong cho người bị nhiễm. Nếu ngay từ đầu không được điều trị bằng cách thấm tinh chất tre vào vết thương cho đến khi hết máu độc thì độc tố sẽ có cơ hội xâm nhập vào tận xương, dĩ nhiên đến khi đó cách duy nhất để xử lý vết thương chính là cạo sạch chất độc trong xương của ông - giống với cách Hoa Đà chữa trị cho Quan Vũ.