Đời sống

Danh tính người đàn ông không phải Càn Long 'chống lưng' cho Hòa Thân tham ô, lộng quyền

Để bước lên đỉnh cao quyền lực, Hòa Thân ngoài tài năng thì còn có sự hậu thuẫn vô cùng vững chắc của một người đàn ông uy quyền chỉ dưới mỗi Càn Long. 

Hòa Thân (1750 – 1799) được mệnh danh là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc. Số tài sản hắn tích lũy được bằng quốc khố của nhà Thanh thu trong 15 năm. Dù xuất thân là một công tử Mãn Châu không mấy hiển hách nhưng so với người thường thì Hòa Thân vẫn là thành viên của gia tộc quân công. Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa đầy 10 tuổi, Hòa Thân phải sống vất vả vì bất hòa với mẹ kế.

Tranh chân dung Hòa Thân

Tuy nhiên, với tài trí và sự khéo léo hơn người, Hòa Thân từ một thị vệ nhỏ nhoi đã dần bước vào cuộc đời Càn Long với vai trò gần như không ai có thể thay thế. Được biết, Hòa Thân thông thạo tiếng Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, thuộc nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, lại còn tập được chữ viết na ná với hoàng đế. Chưa kể hắn đối nội đối ngoại vô cùng khéo léo, khiến Càn Long hết mực trọng dụng, bổ nhiệm vào nhiều vị trí trọng yếu trong triều đình như Văn Hoa điện Đại học sĩ, Nội các thủ tịch Đại học sĩ, Lĩnh ban quân cơ Đại thần, Lại bộ Thượng thư, Hộ bộ Thượng thư, Hình bộ Thượng thư, Lý phiên viện Thượng thư, Nội vụ phủ Tổng quản, Hàn lâm viện Chưởng viện học sĩ... 

Em trai ruột Hòa Thân là một người rất giỏi

Chỉ với sự sủng ái của Càn Long, Hòa Thân đã dám tham nhũng, lộng quyền? Câu trả lời là không. Dù Càn Long che chở cho Hòa Thân đến tận khi qua đời nhưng người hậu thuẫn cho hắn lại chính là người em ruột tên Hòa Lâm. Người em trai này của đại tham quan là tướng lãnh có nhiều công lao với nhà Thanh như bình định Tây Tạng, trấn áp khởi nghĩa Miêu – Hồi,... Hắn thay thế Phúc Khang An làm Đốc biện Quân vụ, binh quyền trong tay khiến vị thế dưới 1 người trên vạn người. Anh quan võ anh quan văn, sự kết hợp này không thể hoàn hảo hơn.

Sự ra đi của Hòa Lâm khiến Hòa Thân mất đi chỗ dựa vững chắc

Vua Gia Khánh vốn không ưa Hòa Thân từ lâu nhưng vì Càn Long và Hòa Lâm mà không dám đụng tới đại tham quan. Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), Hòa Lâm chết vì bệnh dịch ở quân doanh Quế Châu, năm 1799, Càn Long băng hà. Gia Khánh khi đó mới dám ra mặt tiêu diệt đại gian thần.