Đời sống

Giải mã việc hoàng đế nhà Thanh, đặc biệt là Càn Long thích đeo nhẫn ngọc ở ngón tay cái

Chiếc nhẫn ngọc ở ngón tay cái không đơn thuần là vật trang trí mà còn chứa đựng ý nghĩa vô cùng sâu sa. 

Vào thời nhà Thanh, chiếc nhẫn ngọc đeo ở ngón tay cái hay còn gọi là ban chỉ, nhẫn hộ chiếu rất được nam nhân yêu thích và thường đeo khi đi cưỡi ngựa, bắn cung. Sở thích này thực sự trở nên phổ biến vào thời nhà Thanh, khi mà các hoàng đế, quý tốc, thân vương ai ai cũng luôn xuất hiện với chiếc ban chỉ trên tay. 

Hoàng đế thời xưa rất thích đeo ban chỉ - Ảnh minh họa

Tuy nhiên, ban chỉ (nhẫn ngọc) không chỉ được làm từ ngọc mà còn được làm bằng da động vật, đá, sừng động vật, gỗ, xương, ngà voi, kim loại, ngọc, mã não,... Độ tinh xảo của ban chỉ phụ thuộc vào địa vị của người đeo. Địa vị càng cao thì ban chỉ càng được chế tác tỉ mỉ và sử dụng chất liệu quý giá. Thời nhà Thanh, ban chỉ là món trang sức rất được các hoàng đế yêu thích, đặc biệt là Càn Long. Vậy loại nhẫn này có ý nghĩa ra sao?

Chân dung Càn Long

Theo chia sẻ của nhà sử học Trung Quốc Kỷ Liên Hải với Sohu thì ban chỉ có mối liên hệ đặc biệt với tổ tiên của các hoàng đế - nhóm các dân tộc Tungus sinh sống chủ yếu ở khu vực Mãn Châu hay còn được gọi là người Nữ Chân, một bộ phận nhóm các dân tộc Tungus sinh sống bằng nghề chăn nuôi, săn bắn, tập trung chủ yếu ở khu vực Mãn Châu (Trung Quốc). Người ta thường gọi người Nữ chân là "mã bối thượng đích dân tộc", dân của tộc người này ai cũng gắn liền với cung tên và nhẫn ban chỉ. Ban đầu chiếc nhẫn ban chỉ làm bằng xương động vật, có màu vàng và sẽ chuyển sang màu nâu sẫm sau khi một khoảng thời gian sử dụng. Thanh Thái Tổ - Nỗ Nhĩ Cáp Xích suốt thời kì thống nhất bộ tộc Nữ Chân đã luôn đeo loại nhẫn này. 

Càn Long từng sai thợ khắc hẳn một bài thơ lên nhẫn của mình - Ảnh minh họa

Sau này khi nhà Thanh được xây dựng, để nhắc nhở hậu thế rằng tổ tiên đã "chinh phục thiên hạ bằng việc cưỡi ngựa và bắn cung" mà từ hoàng đế đến người của hoàng tộc đều phải học cưỡi ngựa, bắn cung và đeo nhẫn ban chỉ. Chiếc nhẫn này chính là biểu tượng cho nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Mãn Châu.