Đời sống

Sự thật tâm linh về giờ Ngọ ba khắc - thời điểm 'lý tưởng' để hành quyết tử tù thời phong kiến

Vào thời phong kiến, hình phạt nặng nhất dành cho tội phạm chính là chém đầu thị chúng. Đáng nói, việc hành quyết luôn được ấn định vào giờ Ngọ ba khắc, thậm chí còn có quy định cụ thể. Ví dụ như vào thời nhà Đường, nhà Tống có liệt kê một loạt những ngày không được hành quyết tử tù: Các tháng Giêng, 5, 9; các ngày đại tế, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày trai giới, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền và mùng 8, 23, 24, 28, 29, 30. Các thời điểm như Mặt trời chưa mọc, mưa chưa tạnh cũng không được hành hình phạm nhân. Tựu chung lại, số ngày có thể xử tử tù chưa đến 80 ngày/năm.

Ảnh minh họa

Dù vậy, thời điểm hành quyết luôn được ấn định là giờ Ngọ ba khắc. Cách tính giờ của thời xưa cầu kì hơn ngày nay rất nhiều vì chưa có đồng hồ. Giờ giấc của người Trung Quốc tính theo 12 con giáp, đơn vị phân chia thời gian bao gồm "thời" và "khắc", trong đó một ngày được chia thành 12 thời, mỗi thời là 2 tiếng và phân thành 100 khắc, mỗi khắc là 15 phút. Người dân khắc vạch lên thùng nước được đục lỗ sẵn, khi nước trong thùng nhỏ hết thì cũng là kết thúc một ngày một đêm. Sách "Thuyết văn giải tự" của học giả Hứa Thận thời Đông Hán cũng nêu rõ cách tính thời gian như sau: "Về khắc tiết, trú dạ trăm khắc" (trong một ngày đêm có 100 khắc , mỗi khắc là 14,4 phút - tương đương với 15 phút ngày nay).

Ảnh minh họa

12 thời tương ứng với 12 con giáp, trong đó giờ Tý bắt đầu từ 23 giờ tới 1 giờ sáng, lần lượt như vậy thì giờ Ngọ tương đương với 11 giờ đến 13 giờ. Từ đó ta tính được giờ Ngọ ba khắc tương ứng với 11 giờ 45 phút tngày nay. Sở dĩ nó được chọn là giờ hành quyết trước hết là vì ý nghĩa tâm linh. 11 giờ 45 phút gần với 12 giờ - khoảng thời gian Mặt trời đứng bóng, dương khí đạt cực đại và âm khí bị suy yếu nhất. Tức là khi hành quyết phạm nhân vào thời điểm này, âm hồn của họ sẽ bị yếu đi, quân lính do Diêm vương cử đi sẽ dễ dàng bắt và dẫn giải hơn. Ngoài ra, dương khí mạnh cũng ngăn chặn những linh hồn lang thang đến dụ dỗ linh hồn mới tụ tập chung với chúng. 

Thứ hai, thời điểm hành quyết lúc giờ Ngọ ba khắc còn mang ý nghĩa nhân văn. Con người thường cảm thấy mệt mỏi vào buổi trưa và tràn đầy sinh lực vào buổi sáng. Nếu bị hành quyết vào buổi trưa thì sự đau đớn sẽ không thể cảm nhận rõ như khi bị hành quyết vào buổi sáng.

 

Thân thế người phụ nữ duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam được mặc màu vàng giống vua

Xuyên suốt lịch sử phong kiến hàng ngàn năm của Việt Nam chỉ có duy nhất một người phụ nữ được mặc trang phục màu vàng giống với hoàng đế.