Triều đại phong kiến Trung Quốc khó bị tạo phản nhất, nguyên nhân xuất phát từ con đường lên ngôi của hoàng đế khai quốc
Thời phong kiến Trung Quốc, có một triều đại được mệnh danh là khó tạo phản nhất lịch sử khi tất cả các cuộc nổi loạn diễn ra khi đó đều không thành công. Triều đại đó chính là nhà Tống (960 - 1279).
Lịch sử ghi lại rằng, vào thời nhà Tống, dưới sự cai trị của Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận, chính sách đối nội được thiết lập cực kì cứng rắn. Ông thực hiện những cải cách lớn trên 3 mặt trận quan trọng, bao gồm thu binh, giảm quyền lực và kiểm soát tiền bạc. Trong đó, Tống Thái Tổ đặc biệt coi trọng binh quyền, thậm chí dùng tư tưởng "trọng văn khinh võ" để kìm hãm sức mạnh của các võ quan. Vị vua này cũng thâu tóm binh quyền cực kì, sát sao đến cả quân sự địa phương, thường xuyên tuyển dụng binh lính ưu tú địa phương vào quân đội triều đình. Có thể nói, nếu vào thời Đường các tướng lĩnh quân đội độc tài chuyên quyền thì vào thời nhà Tống, tình trạng này đã được triệt để giải quyết.
Sở dĩ Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận bị ám ảnh với việc chuyên quyền như vậy là vì lo sợ chuyện tạo phản cướp ngôi - điều mà ông từng làm trước đó. Cụ thể, Triệu Khuông Dận từng là một kẻ lang thang vô định cho đến khi gặp được nhà sư già. Nhà sư này nhìn tướng mạo đoán ra đây là người tài, không chỉ khoản đãi nhiệt tình còn chỉ điểm cho ông tiến về phía Bắc. Nhờ vậy mà Triệu gia đã gặp và làm việc dưới trướng Quách Uy - người sau này là Hậu Chu Thái Tổ, một trong những vị Hoàng đế thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Tuy nhiên, chính Triệu Khuông Dận năm 951 đã tạo phản, kết thúc thời kỳ Ngũ đại Thập quốc (thời kỳ hỗn loạn sau triều Đường và trước triều Tống) và dựng lên nhà Tống.
Trong thời kì ông trị vì, tỉ lệ các cuộc nổi loạn khá cao nhưng không có cuộc nổi loạn nào thành công. Ngay cả khi Tống Thái Tổ qua đời, những đời vua Tống sau cũng kế thừa các chính sách đối nội mạnh mẽ của ông, đè bẹp các cuộc nổi dậy trong nước. Trên thực tế, nhà Tống "mạnh trong nhưng yếu ngoài", thường xuyên xung đột với các quốc gia phương Bắc là Liêu, Tây Hạ và Kim. Cuối cùng, triều đại này đã bị sụp đổ hoàn toàn vào năm 1279 sau cuộc chiến không cân sức với nhà Nguyên do người Mông Cổ lãnh đạo.
Trường hợp đặc biệt nào mà cung nữ hầu cận phi tần được phép thay chủ tử ngủ với hoàng đế?
Trong lịch sử phong kiến của Trung Quốc ghi nhận nhiều trường hợp nô tì hầu cận của phi tử được sắp xếp thay chủ tử của mình hầu hạ 'chuyện giường chiếu' cho hoàng đế.