Đời sống

Hòa Thân vơ vét cả đời cũng chỉ có được gia tài bằng nửa phú thương giàu nhất nhà Minh

Hòa Thân được mệnh danh là "đệ nhất tham quan" trong lịch sử Trung Quốc. Lúc cuối đời, khi bị hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản, người ta mới biết được tên gian thần này chỉ trong gần 30 năm làm quan đã tích lũy được số tiền lên tới 1.100 triệu lạng bạc, tương đương với ngân khố nhà Thanh tích cóp trong 15 năm. Nếu quy đổi ra nhân dân tệ hiện nay, số tiền Hoà Thân nắm giữ rơi vào khoảng 253 tỷ nhân dân tệ (40,9 tỷ USD). 

Tranh vẽ Hòa Thân

Tuy nhiên, Hòa Thân không đơn giản chỉ vơ vét tiền của dân đen, hắn là người rất thông minh, khôn khéo và giỏi kinh doanh. Không thể phủ nhận sự thật là vào thời nhà Thanh, ông là doanh nhân lớn nhất khi sở hữu vô số hiệu cầm đồ, cửa hàng lương thực, quán trọ, cửa hàng đồ cổ, cửa hàng đồ sứ… Tuy nhiên, "núi cao còn có núi cao hơn", Hòa Thân giàu một thì phú thương Thẩm Vạn Tam thời nhà Minh còn giàu gấp đôi. 

Thẩm Vạn Tam được biết đến là thương nhân giàu có nhất thời nhà Minh. Vào thời kì nông nghiệp hưng thịnh, ông nắm tới 2/3 ruộng đất ở vùng Tô Châu. Không những vậy, Thẩm gia còn "thầu" cả công việc vận chuyển tơ lụa, đồ sứ cùng thủ công mỹ nghệ của Giang Nam ra nước ngoài. Số đất đai, tiền của mà Thẩm Vạn Tam nắm giữ là không thể kể hết, đến mức Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương khi đó phải áp dụng chế độ thu thuế dành riêng cho phú thương này. 

Thẩm Vạn Tam - Tranh minh họa

Giàu có không ai bằng, Thẩm Vạn Tam còn cực kì hào phóng. Thế nhưng chính sự hào phóng này của ông lại là nguồn cơn cho những bi kịch sau này. Cụ thể, khi Chu Nguyên Chương phát động xây dựng và tu bổ tường thành Nam Kinh, Thẩm gia đã đóng góp khoản tiền đủ xây 1/3 tường thành, thời gian mà đội thợ của ông xây xong thành cũng nhanh hơn 3 ngày so với đội thợ của Chu Nguyên Chương. Sự vô ý này của Thẩm Vạn Tam khiến hoàng đế ghim trong lòng. Đến khi vị phú thương này tiếp tục đề nghị tặng hơn triệu hoàng kim ban thưởng cho quân binh nhà Minh thì Chu Nguyên Chương đã nổi giận, ra lệnh xử tử Thẩm Vạn Tam. Mã Hoàng hậu đã ra mặt ngăn cản, tuy nhiên Thẩm Vạn Tam tội chết có thể tha nhưng tội sống không được thoát, sau đó bị đày đến Vân Nam sung quân.

 

Hòa Thân và Lưu Dung ai có chức vụ cao hơn, ai được Càn Long yêu quý hơn?

Cùng là hai đại thần phụng sự dưới triều đại của Càn Long, Lưu Dung và Hòa Thân lại là đối thủ 'không đội trời chung' nổi danh trong lịch sử Trung Hoa.