Đời sống

Lý do Lưu Dung cả đời chống lại Hòa Thân vẫn sống thọ, còn 'tiễn' luôn đối thủ xuống 'suối vàng'

Hòa Thân là nhân vật khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc với biệt danh "đệ nhất tham quan". Cả đời của y không chỉ đạt đến đỉnh cao quyền lực, "dưới một người trên vạn người" mà còn sở hữu khối tài sản lớn bằng quốc khố Đại Thanh 15 năm dồn lại. Ấy vậy mà đến cuối đời, Hòa Thân cũng phải chịu thua đối thủ hơn 30 tuổi là Tể tướng Lưu Dung (1719 – 1805, con trai cả của Tể tướng triều Thanh Lưu Thống Huân). Thậm chí, Lưu Dung còn sống bình an, thọ đến 86 tuổi bất chấp đối đầu với tham quan quyền lực bậc nhất thời đó. Nguyên nhân do đâu? 

1. Tư cách đạo đức

Lưu Dung dù xuất thân quyền quý nhưng lại là người ngay thẳng, không ham hư vinh. Nếu Hòa Thân sống luồn cúi, xu nịnh, thích hưởng lạc thì Lưu Dung lại hoàn toàn ngược lại khi luôn giữ gìn phẩm giá quang minh, lỗi lạc. Hơn 50 năm làm quan, ông ăn uống sinh hoạt đơn sơ và có phần khổ cực, dành toàn bộ thời gian, tâm sức để chỉ dẫn cho dân đắp đê, xây cầu, làm kinh tế,... Chính vì vậy vây cánh xung quanh Hòa Thân dù có muốn tính kế với ông cũng không thể, Lưu Dung vì vậy mà luôn bình yên vô sự, sừng sững như một cây đại thụ giữa chính trường đầy mưu mô.

2. Tài năng uyên bác

Lưu Dung là một nhà thư pháp nổi tiếng, ngay cả Hoàng đế cũng mến mộ tài năng của ông, đến mức dù nhiều lần phạm lỗi nhưng ông vẫn được bỏ qua. Điển hình như vụ việc thuộc hạ của Lưu Dung tham lam quốc khố, đáng lẽ ông cũng bị liên đới nhưng Càn Long lại tha tội chết, chỉ đày ông ra ra biên cương rồi lại được miễn tội, phục chức vào năm thứ hai. Hay Lưu Dung từng bị kiện nhận hối lộ của thí sinh nhưng Càn Long lại giúp ông thoát chết, chỉ bị giáng chức. Hòa Thân vì thế cũng rất ấm ức với sự che chở của Càn Long dành cho Lưu Dung nhưng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt". 

Hình tượng Hòa Thân (trái) và Lưu Dung (phải) trên phim truyền hình

3. Đối đầu đầy khéo léo

"Gừng càng già càng cay" chính là câu nói vô cùng thích hợp khi nhắc đến Lưu Dung. Hơn Hòa Thân 30 tuổi, ông đủ khôn khéo để đề phòng đối thủ tinh ranh và lọc lõi như Hòa Thân. Vị Tể tướng này không bao giờ trực tiếp đả kích đối thủ trực diện bằng lời nói, hành động mà chỉ luôn đứng yên, mỉm cười lặng lẽ. Lưu Dung ngoài mặt vẫn khen ngợi Hòa Thân, nói chuyện dí dỏm để hóa giải mâu thuẫn với hậu bối nhưng thực chất là lấy nhu thắng cương, không để đối thủ có cớ chỉ trích lại mình.  

Thậm chí, lịch sử từng ghi lại việc Lưu Dung chừa đường sống cho Hòa Thân. Cụ thể, vào năm 1781, khi cả hai cùng thẩm lý vụ án quan Tuần phủ Sơn Đông phạm pháp, Lưu Dung dù biết rõ hắn là thân tín của Hòa Thân nhưng cuối cùng chỉ xử tử Tuần phủ theo luật pháp mà không đi sâu tìm hiểu người đã dung túng cho hắn. Hòa Thân tự khắc mang ơn Lưu Dung, không dám so đo, tính toán với ông nữa. Hóa ra đây cũng là một cách để Lưu Dung giảm sức ép từ Hòa Thân, để đối thủ nới lỏng cảnh giác rồi giáng một đòn chí mạng. 

Tranh vẽ Lưu Dung

4. Hòa Thân chỉ là hám lợi chứ không phải kẻ tàn nhẫn

Rõ ràng, Hòa Thân chỉ muốn vơ vét càng nhiều tiền của càng tốt, còn những việc như bày mưu gian, kế hiểm, đảo chính, cướp ngôi hay giết người hại mệnh hắn lại không thích nhúng tay vào. Nói cách khác, tâm địa của hắn không đến mức hiểm ác nên Lưu Dung mới có thể sống bình an khi công khai đối đầu với hắn. 

5. Lưu Dung nhìn xa trông rộng

Trong khi Hòa Thân chỉ chăm chăm nịnh nọt Thái thượng hoàng Càn Long - người nắm thực quyền, thì Lưu Dung lại rất được lòng người kế vị là Gia Khánh Hoàng đế. Ông còn là “Thái tử thái bảo” (tức thầy của Thái tử), được vua kính trọng hết mực. Chính vì thế, sau khi Càn Long qua đời, Lưu Dung trở thành sủng thần số một của vua còn Hòa Thân vì luôn tự cho mình là "Nhị hoàng đế", coi nhẹ kế vương nên đã mất cảnh giác, rơi vào chiếc bẫy "ngọt ngào" nà Gia Khánh và Lưu Dung bày ra.

 

Hòa Thân cả đời tham ô, gây ra vô số tội nhưng vẫn được Càn Long trọng dụng, rùng mình khi biết lý do đằng sau

Khác với nhiều vị vua khác, Càn Long lại trọng dụng tham quan để phục vụ cho mục đích nắm quyền lâu dài của mình.