Đời sống

Cãi lời Càn Long xử tử Hòa Thân, Gia Khánh 15 năm sau ngậm ngùi nhận hậu quả nặng nề

Nổi tiếng là "đệ nhất tham quan" của lịch sử Trung Quốc nhưng Hòa Thân lại rất được vua Càn Long trọng dụng. Không đơn giản mà Càn Long lại "làm ngơ" trước những sai phạm của hẳn, hoàng đế có lẽ hiểu được rằng lợi ích mà tham quan này mang lại cho mình nhiều hơn việc xử phạt hắn rất nhiều. 

Hòa Thân là tham quan khét tiếng nhưng lại được Càn Long cực kì trọng dụng

Quả thực, Hòa Thân không đơn thuần là nịnh thần giỏi lấy lòng hoàng đế mà trên hết, hắn thực sự là người có tài. Năm 23 tuổi đã giữ chức Đại thần Quản khố, lại tinh thông ngoại ngữ, từ đối ngoại đến tài chính triều đình đều do Hòa Thân lo liệu. Nếu không có đại thần như hắn, Càn Long khó có thể ổn định được triều chính. Do đó, trước khi qua đời, Càn Long đã dặn dò Gia Khánh không được giết Hòa Thân.

Thế nhưng lúc Càn Long còn sống thì Gia Khánh nghe lời nhưng khi cha mất, vua quay ngoắt luận tội và xử tử Hòa Thân bất chấp sự can ngăn của Thái thượng hoàng. Ban đầu, số tiền tịch thu được từ tài sản của Hòa Thân được dùng để giúp nhà thanh sống yên ổn nhưng đến 15 năm sau, Gia Khánh mới ngậm ngùi nhận sai lầm không thể vãn hồi của mình.

Chân dung vua Gia Khánh 

 Theo đó, sau khi tiêu hết số tiền tịch thu được từ Hòa Thân, triều đình lại rơi vào tình cảnh khó khăn khi ngân khố quốc gia cạn kiệt vì trong nước liên tiếp có những cuộc nổi dậy lớn nhỏ xảy ra. Thế nhưng khắp triều đình văn võ bá quan lại không có nổi một người có tài quản lý tài chính như Hòa Thân. Lúc bấy giờ Gia Khánh mới nhận ra hành động xử tử Hòa Thân của mình chẳng khác nào "giết gà lấy trứng". Thế nhưng chuyện đã rồi, vua khi đó chỉ biết ngậm ngùi mà thôi!

 

Quang cảnh nhộn nhịp tại siêu đập Tam Hiệp sau khi ghi nhận kỷ lục mới cuối năm 2023

Siêu đập Tam Hiệp tại Trung Quốc mới đây đã ghi nhật một kỷ lục mới kể từ khi chính thức hoàn thành gây ấn tượng với toàn thế giới.