Bao Công diện đồ họa tiết rồng giống với đế vương nhưng không bị xem là 'phạm thượng'?
Vào thời phong kiến Trung Quốc, vua là người đứng đầu quốc gia, đứng ở vị trí độc tôn trong thiên hạ. Ngoài ngọc tỷ thì long bào chính là biểu tượng cho quyền lực của vua. Đúng với cái tên của mình, trên long bào luôn được thêu họa tiết rồng vàng 5 móng cực kì tỉ mỉ bởi rồng đứng đầu tứ linh, chính là là linh vật đại diện cho các bậc đế vương.
Thế nhưng trong các bộ phim truyền hình về Bao Thanh Thiên, chúng ta thường thấy Phủ doãn phủ Khai Phong thường xuyên diện các bộ lễ phục có họa tiết giống hình con rồng. Vậy tại sao ông lại không bị kết tội "phạm thượng"? Trên thực tế, áo mà Bao Công mặc không phải họa tiết rồng mà là họa tiết con trăn. Vào thời nhà Tống, quan phục có hai loại là long bào và mãng bào. Long bào dĩ nhiên dành cho một người duy nhất là hoàng đế còn mãng bào dành cho các quan đại thần của nhà Tống.
Về hình dạng, để phân biệt long bào và mãng bào, chỉ cần tinh ý chút sẽ thấy rồng trên long bào có 5 móng còn rắn trên mãng bào chỉ có 4 móng. Rõ ràng nhất chính là màu sắc khác biệt giữa long bào và mãng bào. Long bào thường là màu vàng còn mãng bào phân chia theo chức vị của quan lại. Vào đầu thời Bắc Tống, quan từ tam phẩm trở lên mặc áo tím đeo túi trang sức bằng vàng, quan từ ngũ phẩm trở lên mặc áo đỏ, đeo túi trang sức bằng bạc còn quan lục phẩm trở nên sẽ mặc áo màu xanh lục.
Sở dĩ nhiều người nhầm lẫn hình rắn thành rồng là vì họa tiết rắn trên mãng bào được vẽ thêm chân. Câu chuyện vẽ rắn thêm chân vốn đã nổi tiếng từ ngàn đời nay, nó mang thông điệp rằng rất nhiều việc vốn vô cùng đơn giản, nhưng có người chỉ vì ‘vẽ rắn thêm chân’ mà làm phức tạp hóa vấn đề, làm sự việc rối tung lên, cuối cùng lại dẫn đến hỏng việc. Thế nên, khi xử lý công việc thì nên đơn giản hóa, đừng nghĩ cách thể hiện, khoe mẽ tài năng, mà chuyên tâm xử lý sự việc thì cuối cùng sẽ thực hiện được tốt hơn. Đây cũng có thể là lời nhắc nhở đối với các quan lại lúc bấy giờ.
Phát hiện tấm bảng chì cổ khắc 'lời nguyền' chia rẽ tình cảm của một cặp đôi thời Trung cổ
Trong lúc thăm dò một công trường xây dựng ở miền bắc nước Đức gần đây, các nhà khải cổ đã khai quật được một "bảng nguyền rủa" có niên đại từ thời Trung cổ.