Giai đoạn đen tối của Giáo hội khi cùng lúc có 3 Giáo Hoàng: Nơi linh thiêng nhất vẫn tồn tại lòng tham!
Đây là giai đoạn khó quên của lịch sử Giáo hội, vén màn sự thật đen tối về các nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất.
Người ta vẫn luôn tin rằng những người lãnh đạo hội thánh là những cá nhân xuất sắc về mặt đạo đức và luôn giữ cho mình sự chính trực tuyệt đối. Thế nhưng trên thực tế lại không đơn giản như vậy. Trong biên niên sử cổ đại có tồn tại một chương đặc biệt khiến ngay cả những nhà sử học dày dặn kinh nghiệm nhất cũng phải bối rối - đó là thời đại của ba vị Giáo Hoàng.
Vatican, một biểu tượng của sự đoàn kết tinh thần, đã từng rơi vào tình trạng chia rẽ rối ren khi cùng lúc có ba giáo hoàng muốn đứng lên nắm quyền lực. Đây là sự kiện diễn ra vào thời kỳ Ly giáo phương Tây, giai đoạn thế kỷ 14 và 15. Nó làm rung chuyển nền tảng của Giáo hội Công giáo và cho thấy mặt tối của các Giáo hội khi đó khi tồn tại các tham vọng chính trị và quyền lực.
Nguồn gốc của sự bất hòa: Cuộc tranh giành quyền lực của Giáo hoàng
Nguồn gốc của sự kiện này nằm xuất phát từ tham vọng quyền lực và mưu đồ chính trị thời bấy giờ. Năm 1378, Giáo hoàng Gregory XI qua đời, cuộc bầu cử Giáo Hoàng kế vị rơi vào căng thẳng khi các phe phái La Mã và Pháp trong Hồng y đoàn tranh giành quyền kiểm soát. Kết quả là có hai Giáo Hoàng được bầy lên là Giáo hoàng Urban VI ở Rome và Giáo hoàng Clement VII ở Avignon, Pháp.
Chế độ giáo hoàng kép này đã đánh dấu sự khởi đầu của Chủ nghĩa ly giáo phương Tây. Giáo hội bây giờ phải đối mặt với một tình thế khó khăn chưa từng có, bị giằng xé giữa hai Giáo Hoàng. Chưa dừng lại, một vị giáo hoàng thứ ba có ghế ở Pisa là Alexander V đã được bầu vào năm 1409 bởi một nhóm hồng y trung lập không đứng về phía của Urban VI và Clement VII.
Khi ba Giáo hoàng trở thành một: Sự kết thúc của chủ nghĩa ly giáo phương Tây
Chủ nghĩa ly giáo phương Tây kéo dài gần bốn thập kỷ, tạo ra một vũng lầy lớn và cuối cùng, Hội đồng Constance đã phải đứng ra giải quyết vào năm 1417. Trong hội đồng này, ba giáo hoàng đương nhiệm đã bị buộc phải từ chức, mở đường cho sự thống nhất Giáo hội bởi Giáo Hoàng Martin V.
Đó là một điều đặc biệt về mặt lịch sử, trở thành sự kiện thu hút các học giả cũng như những người đam mê lịch sử. Thời đại của ba vị giáo hoàng đóng vai trò giống như lời nhắc nhở rằng ngay cả những nhà lãnh đạo tinh thần cao nhất cũng bị chi phối bởi âm mưu chính trị và tham vọng của con người.