Khám phá mới

Nữ nhân gia thế hiển hách 6 tuổi làm Hoàng hậu, 15 tuổi làm Thái hậu nhưng cuối đời lại cô đơn, khốn khó

Nữ nhân gia thế hiển hách 6 tuổi làm Hoàng hậu, 15 tuổi làm Thái hậu nhưng cuối đời lại cô đơn, khốn khó

Xuất thân hiển hách, địa vị cao quý nhất hậu cung nhưng cuộc đời của hoàng hậu trẻ nhất lịch sử Trung Quốc lại đầy những khó khăn. 

Hán Chiêu Đế Lưu Phất Lăng là vị Hoàng đế thứ tám của triều đại nhà Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc. Năm 12 tuổi, ông được sắp xếp cưới một bé gái mới chỉ 6 tuổi về làm chủ hậu cung, thường được gọi là Hoàng hậu Thượng Quan. 

Ảnh minh họa 

6 tuổi đã làm chủ lục cung, rõ ràng cô bé này không phải người có xuất thân tầm thường. Theo một số sử liệu thì Hoàng hậu Thượng Quan có cha là Thượng Quan An, mẹ là Hoắc Thị, ông nội Thượng Quan Kiệt và ông ngoại là Hoắc Quang. Cả hai ông của bà đều là đại quan triều đình có thế lực cực lớn. Ban đầu, cha bà là Thượng Quan An muốn để con gái mình vào cung tranh sủng nhưng ông ngoại Hoắc Quang lại từ chối. Bất chấp phản ứng của nhạc phụ, Thượng Quan An vẫn quyết dùng thế lực gia đình để đưa cô con gái 6 tuổi lên làm chính cung hoàng hậu. 

Hán Chiêu Đế qua nét vẽ của Diêm Lập Bản, một họa sĩ thời Đường

Sau khi âm mưu đổ bể, Hoắc Quang giận dữ giết cả nhà Thượng Quan, chỉ còn lại duy nhất Hoàng hậu Thượng Quan. Để đảm bảo thế lực của gia tộc mà Hoắc Quang đã cấm Hán Chiêu Đế sủng ái các phi tần và cung nữ khác ngoại trừ cháu ngoại của mình. Tuy nhiên Hoàng hậu Thượng Quan khi đó còn quá nhỏ, dẫn đến việc Hán Chiêu Đế không có người nối dõi khi qua đời ở tuổi 21. 

Ảnh minh họa 

Người kế ngôi Hán Chiêu Đế là Lưu Hạ - một người họ hàng trong hoàng tộc. Hoàng hậu Thượng Quan khi đó với thế lực của gia tộc nghiễm nhiên trở thành Hoàng thái hậu (mẹ vua). Tuy nhiên, sau 27 ngày tại vị, Lưu Hạ bất tài nên bị phế truất và thay thế bằng Lưu Tuân. Năm 68 trước Công nguyên, Hoắc Quang qua đời, Lưu Tuân ra tay quét sạch sẽ thế lực của nhà họ Hoắc còn gia tộc Thượng Quan thì bị bỏ mặc, từ đó sống một cuộc sống bình thường trong cung điện Trường Lạc.  Đến khi Lưu Tuân mất năm 48 trước Công nguyên và con trai của ông là Lưu Thích kế vị Thượng Quan Hoàng thái hậu khi đó 40 tuổi trở thành Thái Hoàng Thái hậu. Bà sống trong cô đơn và khốn khó đến khi qua đời, hưởng thọ 52 tuổi. Thượng Quan Thái Hoàng Thái hậu được chôn cất cùng với Hoàng đế Triệu của nhà Hán ở Bình Lăng.