Nước trên bề mặt Trái Đất 'vượt' 2.900km để tới lõi Trái Đất, phản ứng sau đó gây tò mò
Trái đất của chúng ta bao gồm nhiều lớp: Lõi trong cùng là một quả cầu rắn có cùng kích thước với sao Hỏa, được bao bọc bởi lõi ngoài là đá lỏng; Lớp tiếp theo là lớp phủ đặc giống như kẹo dẻo; Lớp ngoài cùng là lớp vỏ - nơi con người sinh sống.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra được nguyên nhân hình thành lớp mỏng bao quanh phần kim loại nóng chảy của lõi ngoài. Theo đó, nước từ bề mặt Trái Đất đã chảy theo các mảng kiến tạo, "vượt" quãng đường 2.900km để tới phần lõi, sau đó phản ứng với silicon trong lõi, tạo thành một lớp silica bao quanh lõi. TS. Dan Shim, nhà nghiên cứu của Đại học bang Arizona cho biết: "Quá trình này diễn ra chậm, nhưng qua hàng tỷ năm, nước từ bề mặt đã làm thay đổi ranh giới giữa đáy lớp phủ và đỉnh lõi".
"Trong nhiều năm, người ta tin rằng sự trao đổi vật chất giữa lõi và lớp phủ Trái Đất là tương đối nhỏ. Tuy nhiên, các thí nghiệm áp suất cao gần đây của chúng tôi lại tiết lộ một câu chuyện khác. Chúng tôi phát hiện ra rằng khi nước chạm tới ranh giới lõi-lớp phủ, nó sẽ phản ứng với silicon trong lõi, tạo thành silica", ông lý giải.
Cho những ai chưa biết thì lớp phủ silica có độ dày chỉ khoảng vài trăm ki lô mét nhưng khá giàu hydro, có thể so sánh nó với lớp màng vì lõi có chiều dài lên tới 6.970km. Công dụng (hoặc tác hại) của nó đối với quá trình hình thành Trái Đất và các mảng kiến tạo cho đến hiện tại vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu về quá trình hình thành kim cương, kết hợp với khám phá mới thì sự trao đổi vật chất ở lõi Trái Đất và lớp phủ diễn ra khá linh hoạt và năng động. Có lẽ sâu bên trong Trái Đất vẫn còn quá nhiều bí ẩn mà con người phải tốn hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm mới có thể khám phá ra được.
Nhiều người liên tiếp bị nhiễm vi khuẩn Salmonella liên quan đến thức ăn cho vật nuôi
Các quan chức y tế Hoa Kỳ và Canada đang điều tra riêng các đợt bùng phát vi khuẩn Salmonella, cả hai đều liên quan đến thức ăn cho vật nuôi.