Giải mã lý do sao Hỏa là hành tinh màu đỏ nhưng hoàng hôn lại có màu xanh thiên thanh
Quan sát bằng mắt thường có thể thấy ngay được Trái Đất của chúng ta nhìn từ xa có màu xanh nhạt, còn sao Hỏa lại có màu đỏ khá đặc trưng. Tuy nhiên, hoàng hôn trên Trái Đất lại màu đỏ trong khi hoàng hôn trên sao Hỏa lại có màu xanh thiên thanh. Có lẽ không ít người tò mò tại sao hoàng hôn của hành tinh thứ 4 trong Hệ Mặt Trời lại có màu sắc đặc biệt đến vậy.
Theo chuyên gia, nguyên nhân xuất phát từ sự phân tán ánh sáng Mặt trời lên các phân tử tạo nên màu sắc bầu khí quyển. Rõ ràng ánh sáng của Mặt Trời luôn có màu trắng, tuy nhiên chúng lại bao gồm nhiều bước sóng khác nhau và các phân tử cũng như hạt bụi chỉ tương tác với những bước sóng nhất định. Màu sắc của các phân tử này sẽ được tạo ra bằng cách tán xạ các phần cụ thể của quang phổ ánh sáng.
Màu sắc khác biệt của hoàng hôn ở sao Hỏa và Trái Đất là do sự khác biệt về thành phần và mật độ của bầu khí quyển. Cụ thể, bầu khí quyển của "hành tinh đỏ" rất mỏng manh, vừa thiếu ni tơ, thiếu ô xy lại vừa có áp suất chỉ bằng khoảng 1% áp suất của Trái Đất. Thành phần chính tạo nên bầu khí quyển của sao Hỏa chính là carbon dioxide và rất nhiều bụi mịn. Loại bụi này có xu hướng phân tán ánh sáng đỏ, dẫn đến sự xuất hiện của ánh sáng màu xanh lam đem lại cảm giác dễ chịu hơn.
Trái lại, Trái đất của chúng ta mỗi khi Mặt Trời đi xuống vị trí đường chân trời sẽ khiến cho khoảng cách xa hơn, ánh sáng bị tán xạ nhiều hơn khi gặp bầu khí quyển nên xuất hiện màu đỏ. Thêm nữa, Bảng màu đỏ ở Trái Đất rộng hơn ở sao Hỏa nhờ có tro núi lửa và bụi từ các đám cháy.
Ít người biết lá của loại quả nhiều Vitamin C nhất cũng chống cả oxy hóa, ngăn ngừa đột quỵ
Bên cạnh quả ổi, lá ổi cũng mang lại nhiều lợi ích cực tốt đối với sức khỏe con người.