Đời sống

Âm thanh lớn nhất thế giới có thể nghe được từ khoảng cách 5000 km, phá hỏng màng nhĩ những ai ở gần

Âm thanh lớn nhất thế giới có thể nghe được từ khoảng cách 5000 km, phá hỏng màng nhĩ những ai ở gần

Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động trong dải tần số từ khoảng 16 - 20 000 Hz của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì tiếng thở của con người có độ lớn khoảng 10 decibel, tiếng mưa nhỏ khoảng 40 decibel, tiếng máy hút bụi lớn khoảng 70 decibel,... Trong đó, thang decibel dùng để đo tiếng ồn theo logarit (trong toán học). Dựa trên thang đo này, âm thanh đạt mức 150 decibel trở nên sẽ có thể làm thủng màng nhĩ của con người. Vậy đâu là âm thanh lớn nhất trên thế giới? 

Tranh minh họa vụ phun trào núi lửa năm 1883

Câu trả lời chính là âm thanh của vụ phun trào núi lửa trên đảo Krakatoa, Indonesia xảy ra vào ngày 27/8/1883. Với độ lớn 310 decibel, âm thanh của vụ phun trào núi lửa này có thể nghe được từ khoảng cách 5.000 km tại rất nhiều vị trí khác nhau. Lịch sử ghi nhận rằng dân cư sống tại New Guinea và Tây Australia (cách nơi xảy ra vụ nổ 3.200 km) và dân cư ở đảo Rodrigues, Ấn Độ Dương (cách nơi xảy ra vụ nổ hơn 4.800 km) đã nghe thấy tiếng nổ rất rõ. Con tàu Norham Castle của Anh thời điểm đó đang hoạt động cách đảo Krakatoa chỉ khoảng 64 km đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thuyền trưởng của con tàu đã viết lại vụ việc trong nhật ký hành trình của mình.

"Một tiếng nổ đáng sợ, âm thanh thật khủng khiếp. Tôi đang viết trong bóng tối và tiếng nổ dữ đội đến mức làm phá hỏng màng nhĩ của hơn nửa thủy thủ đoàn. Suy nghĩ cuối cùng của tôi lúc đó là về người vợ yêu quý. Tôi tin chắc rằng ngày tận thế đã đến", vị thuyền trưởng viết. 

36.000 người thiệt mạng sau vụ phun trào núi lửa - Ảnh minh họa

Được biết, vụ phun trào núi lửa trên đảo Krakatoa ngày 27/8/1883 đã tạo ra trận sóng thần cao 45 m, làn khói đen nghịt cao gần 80 km, tro bụi rơi xuống trong bán kính khoảng 20 km và những vật chất nóng bắn ra từ miệng núi lửa đạt vận tốc lên tới 2.575 km/h - gấp đôi vận tốc của âm thanh. Thảm họa này được đánh giá là gấp 10.000 lần bom nguyên tử từng thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào năm 1945 và nó đã cướp đi mang sống của hơn 36.000 người.

 

Con người không thể khai quật Kim tự tháp ở Nam Cực vì có thể gây ra 'đại họa'

Dù có quá nhiều bí ẩn về các Kim tự tháp ở Nam Cực nhưng khả năng khai quật chúng dường như là không thể.