Đời sống

Con người không thể khai quật Kim tự tháp ở Nam Cực vì có thể gây ra 'đại họa'

Nam Cực  là châu lục lạnh nhất trên thế giới khi nhiệt độ có thể xuống tới -89 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm biến nơi đây thành khu vực khô hạn nhất. Nam Cực từng là một phần của siêu lục địa Gondwana từ khoảng 170 triệu năm trước nhưng nó đã tách ra vào 25 triệu năm trước. Nơi đây đã được nhà địa lý, toán học kiêm người vẽ bản đồ Marinus (đến từ Hy Lạp) đưa tên vào bản đồ thế giới và đến năm 1820, đoàn thám hiểm người Nga chính thức coi nó là lục địa băng. 

Bản đồ vẽ lục địa Terra Australis

Trước khi bị bao phủ bởi lớp băng dày lên tới 1km thì nơi đây được cho là từng có khí hậu nhiệt đới và đời sống phong phú vào thời cổ đại. Các chuyên gia sau khi khám phá và nghiên cứu về Nam Cực đã đưa ra kết luận rằng nó từng là mảnh đất lý tưởng của nền văn minh cổ đại. Thậm chí còn có truyền thuyết về một lục địa tên Terra Australis ở cực nam tồn tại từ hàng trăm triệu năm trước, cân bằng với vùng đất phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Phi. "Cách đây 100 triệu năm, Nam Cực có rừng cây xum xuê bao phủ giống như New Zealand hiện nay", Tiến sĩ Vanessa Bowman thuộc trường ĐH Leeds (Anh) cho biết. 

Các nhà thám hiểm khám phá Nam Cực

Đáng chú ý, một nhóm nhà khoa học người Nga, Mỹ và 8 nhà thám hiểm khi khám phá Nam Cực đã phát hiện ra nơi đây có ít nhất 3 kim tự tháp có chóp băng tan chảy do con người xây dựng lên. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: Nam Cực từng có khí hậu ấm áp nên người cổ đại có thể sinh sống được? Nếu Nam Cực từng tồn tại một nền văn minh thì các kết cấu xây dựng thời đó đã bị chôn vùi trong băng? Những kết cấu xây dựng bí ẩn ở Nam Cực thời cổ đại là gì và dưới lớp băng dày liệu có các kim tự tháp bị chôn vùi hay không?

Ngọn núi phủ băng ở Nam Cực trông giống Kim tự tháp

Dù có rất nhiều câu hỏi cần giải đáp nhưng trên thực tế chúng ta lại không thể đến Nam Cực để khai quật các kim tự tháp vì lớp băng ở nơi đây quá dày. Để khám phá bên dưới cần phải làm tan chảy một lượng băng rất lớn, dẫn đến nước biển dâng cao. Đây thực sự là đai họa đối với các khu vực ven biển.

 

Con sông nóng nhất thế giới sôi sục 365 ngày/năm: Thò tay xuống nửa giây sẽ bị bỏng cấp độ 3

Trên thế giới có vô vàn con sông, tuy nhiên bạn đã bao giờ nhìn thấy một dòng sông luôn sôi sục chưa? Hãy cùng tìm hiểu về dòng sông này!