3 cách kiếm tiền giúp Càn Long ăn chơi vô độ vẫn giàu có, thịnh vượng đến cuối đời
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có 2 vị hoàng đế xài tiền như nước, ăn chơi trác táng không ai bằng: Người đầu tiên là Hán Vũ đế Lưu Triệt - vị vua làm đến đâu tiêu đến đấy, người thứ hai chính là Càn Long - người xài hết số tiền mà 2 hai Hoàng đế thời trước là Khang Hi và Ung Chính tích cóp được.
Ngoài việc dùng tiền cho việc củng cố quân sự, cứu trợ thiên tai, ban thưởng cho các quan đại thần thì Càn Long còn là người rất biết tận hưởng cuộc sống khi cực kì chịu chi cho các hoạt động giải trí xa xỉ. Vị vua nhà Thanh này trong suốt cuộc đời đã thực hiện 6 lần tuần du xuôi dòng Dương Tử đến thăm thú vùng Giang Nam trù phú với chi phí mỗi chuyến đi gấp 10 lần so với thời vua Khang Hi. Trong đó, chuyến đi đắt đỏ nhất của ông vào năm Càn Long thứ 12 (năm 1748) đã tiêu tốn số tiền lên đến 200 triệu lạng bạc.
Vì Càn Long quá hoang phí dẫn đến thâm hụt ngân khố quốc gia trong nhiều năm, nỗi ám ảnh về "tuần du" khiến bá quan ai cũng xanh mặt khi nhắc tới. Cho đến khi Hòa Thân tiếp quản chức tổng quản Nội vụ phủ thì tình trạng này mới hết. Để có thể duy trì sự thịnh vượng trong thời kì trị vì của mình, Càn Long đã nghĩ ra rất nhiều cách kiếm tiền, tích lũy tài sản. 3 cách kiếm tiền của vị vua này được ghi lại trong “Mật ký đương” - hồ sơ của Sở quân cơ nhà Thanh - bao gồm:
Cách 1: Tịch thu tài sản của quan lại phạm tội, đặc biệt là tham quan. Những tên quan tham thường tích lũy được rất nhiều tài sản nên khi cần, Càn Long chỉ cần vạch tội của chúng thì sẽ "danh chính ngôn thuận" biến số tiền "bẩn" đó thành tiền "sạch". Ngoài ra thì hình phạt cắt bổng lộc cũng giúp vua tiết kiệm được một khoản không nhỏ.
Cách 2: Quyên góp tiền từ các thương nhân, quý tộc giàu có. Dù tiếng là quyên góp nhưng thực tế gần như là bắt buộc. Thời Càn Long, khi chiến tranh hay thiên tai xảy ra thì những tầng lớp nhiều của cải trong xã hội “không bỏ công cũng phải bỏ tiền” để giúp sức cho đất nước. Càn Long cũng cực kì khôn khéo khi không nói thẳng mà luôn" gợi ý" bằng những câu hỏi đầy ẩn ý như: “Số tiền này, mảnh đất này từ đâu mà ra?”... Bất cứ ai khi được hỏi tới cũng đều phải chi tiền để tránh đắc tội thiên tử.
Cách 3: “Nghị tội ngân” - Quỹ đóng tiền phạm lỗi là một quy định rất hay và ngày nay được sử dụng rộng rãi trong văn hóa doanh nghiệp. Khi một vị quan nào đó có tội, họ có thể bị phạt hoặc "tự chuộc lỗi" bằng cách nộp tiền vào quỹ chung. Khoản tiền không được quy định rõ ràng mà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi mà vị quan đó mắc phải.
Cuộc gọi cuối của cố ca sĩ Phi Nhung với Hoài Tâm
Hơn 2 năm kể từ ngày Phi Nhung qua đời, bạn bè và khán giả vẫn luôn thương nhớ và hướng về cố ca sĩ.