Đời sống

Viếng mộ Khổng Tử, Hoàng đế Khang Hi chỉ quỳ lạy khi một vị đại thần che đi một chữ trên bia mộ

Viếng mộ Khổng Tử, Hoàng đế Khang Hi chỉ quỳ lạy khi một vị đại thần che đi một chữ trên bia mộ

Người đại thần tinh ý đã che đi một chữ trên bia mộ của Khổng Tử giúp Hoàng đế Khang Hi thoải mái quỳ lạy. 

Khổng Tử được xem là nhà hiền triết mẫu mực nhất trong lịch sử Trung Quốc. Có rất nhiều người, kể cả bậc đế vương, quý tộc luôn ngưỡng mộ tài năng của ông, một trong số đó phải kể đến Hoàng đế Khang Hi (1654 - 1722) - Hoàng đế thứ ba của nhà Thanh có khoảng thời gian trị vì lên tới 61 năm. 

Tranh vẽ chân dung vua Khang Hi 

Khang Hi nhận thức sâu sắc được tầm ảnh hưởng sâu sắc của Khổng Tử trong tư tưởng của dân chúng. Do đó, phần vì ngưỡng mộ, phần vì muốn lấy lòng dân, vị Hoàng đế này dù có bận rộn tới đâu thì mỗi năm đều dành thời gian đi viếng thăm mộ của Khổng Tử. 

Tranh vẽ chân dung Khổng Tử

Có một câu chuyện thú vị xảy ra trong quá trình Khang Hi đến viếng mộ Khổng Tử. Đó là trên bia mộ của nhà hiền triết này có khắc dòng chữ "Đại Thành, Văn Tuyên Thánh Vương", nghĩa là tước vị của Khổng Tử là vương. Xét trên khía cạnh này thì Khang Hi rõ ràng ở bậc cao hơn Khổng Tử, nếu quỳ lạy ông thì không hợp với lẽ thường tình, thậm chí là đại kỵ thời đó. Nhận thấy sự ái ngại, không thoải mái của Khang Hi, một vị đại thần đã ra tay giải quyết nỗi lo cho Hoàng đế. 

khanghy4
Caption
khanghy3
Bia mộ của Khổng Tử 

Cụ thể, vị đại thần này đã cho người dùng một tấm vải che đi chữ "王" (Vương) trong chức danh "Văn Tuyên Vương" của Khổng Tử. Nhờ hành động của người này mà Hoàng đế Khang Hi có thể thoải mái quỳ lạy Khổng Tử mà không lo phạm phải điều đại kỵ khi đó. 

Từ sự việc này, hậu thế càng cảm nhận được sâu sắc hơn lòng kính trọng của vua Khang Hi dành cho văn hóa Nho giáo, cùng với đó là sự tinh tế, khôn ngoan của những bề tôi trung thành với ông. Một vị vua tốt sẽ thu hút và dẫn dắt được những người đại thần khôn khéo. Điều này cũng lý giải vì sao Khang Hi có thể tại vị trong khoảng thời gian lên đến 61 năm.