Đời sống

Tượng sư tử trong Tử Cấm Thành đều cụp tai, hóa ra đằng sau đó là cả một hàm ý sâu xa

Nhiều năm trôi qua, kiến trúc Tử Cấm Thành vẫn là niềm tự hào của Trung Hoa. Cố cung được xem là khu phức hợp kiến trúc cổ lớn nhất và hoàn chỉnh nhất còn sót lại trên thế giới, xứng tầm kiệt tác của nhân loại. Mỗi một chi tiết tại đây cũng mang dấu ấn sâu đậm của chế độ phong kiến Trung Quốc. Một trong số đó là hình ảnh những con sư sử đá cụp tai đặt ở lối vào Tử Cấm Thành. 

Những con sư tử cụp tai đặt ngoài cổng Tử Cấm Thành

Cụ thể, ở Tử Cấm Thành những con sư tử đá sẽ được phân bổ theo cặp, mỗi cặp bao gồm 1 con đực và 1 con cái. Chúng là biểu tượng của quyền lực và may mắn, là linh vật hoàng gia. Thường thì chúng có bờm trên đầu, cổ treo chuông, móng vuốt sắc nhọn, thân hình cao to, bệ vệ. Đặc biệt, những con sư tử đực sẽ được điêu khắc dáng đứng giẫm nhẹ trên bông hoa cẩm tú cầu bằng chân trước bên phải, tựa như đang cung nghênh (tài lộc, may mắn,...). 

Tượng sư tử đá ở Tử Cấm Thành vô cùng uy nghiêm

Đáng chú ý, những con sư tử thường có đôi tai cụp xuống, biểu tượng cho lời nhắn nhủ của bậc quân vương đối với phi tần, mỹ nhân trong hậu cung, đó là họ không được tham gia vào việc chính trị. Một nữ nhân muốn tồn tại lâu đai trong cung cấm thì buộc phải học được 4 không: Không nghe, không nhìn, không nói, không bàn luận. 

Trải qua nhiều năm, những con sư tử đá vẫn uy nghiêm đứng canh giữ Tử Cấm Thành. Một điều cực kì lưu ý khi bảo quản sư tử ở đây chính là không được đặc chúng nhầm lẫn giữa bên phải và bên trái. Trong trường hợp một con sử tử bị lỗi, hỏng thì sẽ phải thay ngay một cặp sư tử mới chứ không thay từng con một. Sư tử cũng không được đặt trong nhà mà chủ yếu đặt ở ngoài sân hoặc cổng như vật bài trí phong thuỷ, ngăn chặn tà ma xâm nhập.

 

Hầu hạ giấc ngủ cho Từ Hy Thái hậu, cung nữ phải nếm trải đủ cực khổ, sơ hở mất mạng như chơi

Là cung nữ tâm phúc của Từ Hy Thái hậu không phải là điều sung sướng, dễ chịu như nhiều người lầm tưởng.