Đời sống

Nữ giáo sư Toán đầu tiên của Việt Nam hoàn thành luận án trong tiếng bom B52: 200 trang viết tay khiến ai cũng nể phục

Nữ giáo sư Toán đầu tiên của Việt Nam hoàn thành luận án trong tiếng bom B52: 200 trang viết tay khiến ai cũng nể phục

GS Hoàng Xuân Sính là nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam viết luận án trong bom đạn.

Theo đó, bà Hoàng Xuân Sính sinh năm 1933, quê ở làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội. Bà  tốt nghiệp bằng tú tài 1, ban Sinh ngữ, tiếp Pháp và tiếng Anh tại trường THPT Chu Văn An vào năm 1961. Sau đó, bà tiếp tục lấy tú tài 2 khi sang Pháp học rồi học ngày Toán tại Đại học Toulouse.

Bà hoàn thành chương trình thạc sĩ Toán vào năm 26 tuổi. Vào năm 1960, bà rời Pháp và đảm nhiệm chức danh chủ nhiệm môn Đại số, giảng dạy khoa Toán, Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội. 

Trong quá trình làm giảng viên, bà Sính nghĩ rằng cần gắn chuyện giảng dạy với nghiên cứu: “Khoa học mỗi ngày một tiến, có lúc tiến rất nhanh. Nếu không cập nhật kiến thức mới thì những gì mình dạy sẽ rất cổ, người học ra khó làm việc tốt được. Thế nên, tôi nghĩ mình phải nghiên cứu. Làm tiến sĩ là khởi đầu của nghiên cứu. Đó là điều bắt buộc phải làm"

Trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, bà mày mò tự học với ‘bốn không’ khi không có môi trường khoa học, không có thầy, không có sách và không có cộng đồng Toán Học.

Bà cũng khẳng định không có ai làm luận án trong hoàn cảnh như bà.

Ở thời điểm đầu thập niên 1960, bà Sính đã chuẩn bị cho việc nghiên cứu dù chưa có thầy hướng dẫn.

Đến năm 1967, giáo sư Toán học nổi tiếng Alexandre Grothendieck -  người giành giải thưởng Fields (được xem là ‘Nobel Toán Học’) sang Việt Nam giảng bài như 1 cách để thể hiện sự phản đối chiến tranh. Bà Sính đã chớp cơ hội và xin ông hướng dẫn làm luận án tiến sĩ cho mình và được nhận lời.

Bà đã trao đổi qua thư 5 lần với thầy hướng dẫn suốt từ 1967 đến 1972. 

Bà Sính chia sẻ: "Tôi viết thư ba lần. Một lần nói bài toán khả nghịch tôi không làm được. Lần thứ hai tôi nói đã làm được rồi. Lần thứ ba tôi nói đã xong hết dàn bài thầy cho".

Đáng nói, mỗi lá thư phải mất 8 tháng mới được chuyển đến nơi.

Khi vừa làm luận án, vừa dạy học, bà Sính phải đảm bảo việc giảng bài, giữ an toàn cho sinh viên giữa bom đạn. Vừa dạy học bà phải vừa dỏng tai nghe tiếng máy bay để đưa sinh viên xuống hào giao thông tránh trú.

Bà chỉ có thời gian buổi tối, đêm để làm luận án trong khung cảnh nhà tranh vách đất, nền ẩm ướt, muỗi đốt với ánh đèn dầu phải che chắn để máy bay không phát hiện.

Vào những đêm trong năm 1972, khi máy bay B-52 của Mỹ ném bom xuống Hà Nội, bà vẫn ngồi làm việc mỗi tối trong âm thanh của những tiếng bom nổ liên tiếp.

Lúc bà Sính hoàn thành luận án cũng là khi  chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không giành thắng lợi. Luận án viết tay dài 200 trang bằng tiếng Pháp với tên "Gr-Catégories" (Gr -Phạm trù) của bà đã được gửi đến Pháp vào năm 1973 cho GS Grothendieck.

Vào 5/1975, bà đã đến Pháp để bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong khi các luận án khác được đánh máy và in ra nhưng bản luận án của bà Sính lại được viết tay và đã được chấp nhận. Đây có lẽ là luận án tiến sĩ viết tay duy nhất được bảo vệ tại Pháp và có thể là trên thế giới.

 

Trung Quốc có 4 thành phố hiếm trên thế giới chưa từng đổi tên, giữ nguyên tên gọi từ 3000 năm trước

Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu đời với những thành phố độc đáo mang trong mình di sản hàng nghìn năm. Đáng nói ở Trung Quốc, có bốn thành phố ở Trung Quốc cổ đại chưa bao giờ đổi tên, nguồn gốc từ hơn ba nghìn năm trước.