Loài bướm lớn nhất thế giới được xếp vào Sách Đỏ Việt Nam, màu sắc đẹp mê ly như bức tranh của tạo hóa
Cùng góp mặt với bướm đuôi dài và bướm phượng trong Sách Đỏ Việt Nam là bướm khế được mệnh danh là loài bướm lớn nhất thế giới. Bướm khế có tên khoa học là Attacus Atlas, lần đầu được nhà động vật học nổi tiếng Carl Linnaeus mô tả trong cuốn sách xuất bản năm 1758. Bướm khế có chiếc vòi tiền đình cực kì ngắn, khi trưởng thành sẽ có chiều dài sải cánh từ 25 - 30 cm cùng màu sắc vô cùng thu hút và độc đáo.
Bướm khế là loài bướm đêm đặc hữu, sống chủ yếu ở rừng nhiệt đới khô, rừng thứ sinh và cây bụi trên khắp Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Chúng thường tự vệ bằng cách rơi xuống sàn và vỗ cánh bắt chước đầu rắn chuyển động mỗi khi giáp mặt với kẻ săn mồi. Tuy nhiên, bướm khế lại tồn tại bằng việc tích trữ chất béo chứ không ăn. Do đó mà khi di chuyển với chiếc cánh khổng lồ, chúng sẽ nhanh chóng tiêu tốn hết năng lượng của mình, dẫn đến tuổi thọ cực kì ngắn. Một con bướm khế thông thường chỉ có vòng đời từ 1 - 2 tuần tùy vào việc bay ít hay bay nhiều.
Bướm khế cái luôn lớn và nặng hơn bướm đực rất nhiều. Thế nên khi loài bướm này thị tinh, các con bướm khế đực sẽ phải bay đến chỗ những con bướm khế cái đang đợi để thụ tinh (thường là những vùng có lá tươi tốt). Những cá thể bướm cái sau khi đẻ trứng thì sẽ dần chết. Trứng bướm khế có kích cỡ bằng hạt gạo tròn, trông như nụ hoa khế, nở ra sâu bướm màu xanh lục, thức ăn chủ yếu là lá cây, không gây hại đến con người. Mất tới 2 tháng để sâu bướm đóng kén và nở ra thành những con bướm có ngoại hình ấn tượng,
Trong Sách Đỏ Việt Nam, bướm khế đang được xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Việt Nam cũng đang nỗ lực hết mình để bảo tồn loài bướm quý này.
Cây cổ quý hiếm 1000 năm tuổi của Việt Nam có thế độc lạ, được công nhân là cây di sản và được bảo vệ nghiêm ngặt
Cây sanh 1000 năm tuổi được dân làng bảo vệ nghiêm ngặt, đạt đủ các tiêu chí “cổ - kỹ - mỹ”, “độc nhất vô nhị”.