Đời sống

Loài báo tuyệt chủng tại bán đảo Triều Tiên, trên thế giới chỉ còn vài chục con sống trong tự nhiên

Báo Amur hay còn gọi là báo Mãn Châu có tên khoa học là Panthera pardus orientalis. Chúng là loài động vật ăn thịt hoang dã có nguồn gốc từ khu vực miền núi của rừng Taiga và các cánh rừng ôn đới khác tại bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc và Viễn Đông của Nga.

Ảnh hiếm về 1 gia đình báo Amur

Báo Amur có họ hàng gần với loài báo châu Phi, có thể chạy nhanh tới 60 km/giờ và nhảy cao 3 mét. Chúng thường đi săn hươu, heo rừng, dê núi, thậm chí ăn cả xác của các con tuần lộc đã chết. Điểm đặc biệt của báo Amur là chúng là loài báo hoa mai có tiếng gầm to nhất. Báo Amur cái mỗi lần sinh sản sẽ sinh không quá 3 con, trong đó chỉ có 1 con là sống sót. Bộ phận quý giá nhất trên người báo Amur là bộ lông dày, có khả năng chống lạnh cực tốt. 

Vào năm 2007, báo Amur được xếp vào loại động vật cực kì quý hiếm khi số lượng của chúng chỉ vỏn vẹn  25-34 con trong thế giới tự nhiên, trong khi trước đó, vào năm 1857, loài báo này có khoảng 1800 con được tìm thấy trong tự nhiên. Có thể thấy, báo Amur trong thời gian dài đã phải đối mặt với nạn săn bắn trái phép, khai thác rừng, thay đổi khí hậu làm cho môi trường sống bị thu hẹp. 90% báo Amur chết là vì nạn đói và mất môi trường sống.

Báo Amur chưa trưởng thành tại Vườn thú Colchester

Ngày nay, báo Amur đã tuyệt chủng tại bán đảo Triều Tiên. Chúng chỉ còn được tìm thấy ở Nga và Trung Quốc. Trong đó, báo Amur từng biến mất khỏi Trung Quốc trong 62 năm, mãi đến năm 2011, nó mới xuất hiện tại một khu rừng thuộc huyện Uông Thanh, châu Diên Biên, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Để hồi phục lại loài báo này còn rất nhiều khó khăn vì theo tiến sĩ Dmitry Pikunov, điều phối viên chương trình điều tra, thì một con báo Amur trưởng thành cần một khu rừng đủ thực phẩm cho nó sinh sống (có nai) rộng khoảng 500 km2. Với diện tích như vậy thì sẽ có 2-4 con báo cái cùng sinh sống và thực hiện nhiệm vụ sinh sản, nuôi dưỡng các chú báo con.

 

Tấm bia quý Hòa Thân để lại ghi đúng một chữ nhưng lại khiến hoàng đế đời sau không ai dám đụng tới

Trong vô số báu vật của Hòa Thân, có một thứ duy nhất vô giá nhưng người đời sau ngay cả hoàng đế cũng không dám đụng tới.

Tag:

báo amur