Bình muối dưa của mẹ hóa ra là cổ vật quý giá hàng ngàn năm tuổi, chàng trai 'mừng hụt' vì không được bán đi
- 3 loại tiền Hòa Thân không bao giờ tham ô, chẳng trách cả đời là tham quan vẫn được Càn Long trọng dụng
- Món đồ Hòa Thân sáng chế khiến Càn Long hài lòng tán thưởng, ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
- 2 báu vật trấn yểm giấu ở nơi bí mật trong phủ Hòa Thân: 1 món hoàng đế không dám đụng, 1 món xa hoa không gì sánh bằng
Trung Quốc là cái nôi của ngành gốm sứ thế giới. Các sản phẩm gốm sứ của nước này từ lâu đã trở thành vật phẩm giao thương quốc tế cũng như di sản văn hóa quốc gia. Những mảnh gốm lâu đời nhất được các nhà khảo cổ tìm thấy là từ thời nhà Thương (tầm khoảng năm 1700 trước công nguyên). Đến ngày nay, vẫn còn rất nhiều những chiếc bình gốm cổ quý giá bị lưu lạc trong dân gian.
Mới đây, trong một chương trình giám định kho báu của Trung Quốc, một chàng thanh niên đã lén đem chiếc bình mà mẹ anh thường dùng để muối dưa đến để các chuyên gia xem xét xem nó có phải đồ cổ hay không. Theo lời chia sẻ của người này thì từ khi anh ra đời chiếc bình này tồn tại ở nhà và được mẹ anh sử dụng làm bình muối dưa cải bắp. Có điều mẹ anh thường phàn nàn về hình dáng kì dị của chiếc bình cũng như việc nước dưa thường xuyên bị rò rỉ ra ngoài.
Sau khi xem xét, phân tích kĩ lưỡng, các chuyên gia cho biết chiếc bình muối dưa của mẹ chàng trai là bình sứ tráng men trắng, thường những loại tương tự có màu đậm hơn sẽ được sử dụng trong tang lễ. Nguyên do khiến nó thường xuyên bị rò rỉ nước là vì dưới đáy có vết nứt. Tựu chung lại, chiếc bình này là lọ môi tráng men trắng từ thời nhà Đường. Nghe tới đây, chàng trai vô cùng sung sướng vì chiếc bình muối dưa thường bị vứt xó bếp hóa ra lại là đồ cổ.
Tuy nhiên, khi anh hỏi chuyên gia về giá trị của chiếc bình thì lại bị từ chối trả lời. Bởi, trên thực tế chiếc bình này là một di tích văn hóa được nhà nước bảo vệ và bị nghiêm cấm bán đấu giá. Nếu chuyên gia tiết lộ giá trị của nó thì chính là vi phạm pháp luật và nhiều khả năng sẽ bị kết tội. Do đó, chiếc bình này chỉ có giá trị nghiên cứu lịch sử cao, còn giá trị kinh tế chính là bí mật. Họ cũng khuyên chàng thanh niên nên giao chiếc bình cổ cho các bảo tàng nghiên cứu cổ vật, đó cũng là một đóng góp to lớn cho quốc gia.
Bài thơ 4 câu Hòa Thân viết trước lúc treo cổ ẩn chứa lời sấm truyền rùng rợn, ứng nghiệm vào Từ Hy Thái hậu?
Giả thuyết Từ Hy Thái hậu là do Hòa Thân trùng sinh gây kinh ngạc, mọi nghi vấn xuất phát từ bài thơ mà 'đệ nhất tham quan' này viết trước khi tự treo cổ tại phủ của mình.